Kinh nghiệ mở Ấn Độ

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 57 - 60)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

1.3.1.3. Kinh nghiệ mở Ấn Độ

Nét nổi bật của thực hiện phương thức nông nghiệo hợp đồng ở Ấn Độ là sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước nhưng bù lại vai trò của các cơng ty đa quốc

gia là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Trong mơ hình liên kết khơng nhấn mạnh

đến yếu tố pháp luật mà là sức hấp dẫn về ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao giá trị sản phẩm, đầu tư để hỗ trợ nông dân nghèo và sự chia sẻ rủi ro kinh tế giữa hai bên liên kết.

Về sự lựa chọn ngành hàng hợp đồng, Ấn độ cho thấy sự thành công của

phương thức nơng nghiệp hợp đồng trong một số ít ngành hàng như: Chế biến cà chua, khoai tây chiên, ớt và chăn ni gia cầm và nhân tố quyết định để hình thành liên kết là những mặt hàng có tính chun biệt chế biến để xuất khẩu bởi các công ty đa quốc gia.

Hợp đồng bao tiêu nông sản ở bang Punjab đã ra đời đầu tiên những năm 1990 với sự gia nhập của Pepsi Food , một chi nhánh của MNC (Pepsico) , vào chế biến cà chua, khoai tây và ớt cùng các doanh nghiệp địa phương, công ty TNHH Agri- Food Nijjer và nhà máy HLL. Pepsi Food bắt đầu hợp đồng với 40 người nông dân. Nijjer Agri-Food quan hệ với khoảng 400 nông dân hợp đồng cà chua. Tại bang Andhra Pradesh hợp đồng chăn nuôi gia cầm khá phát triển[75].

Mặc dù có rất nhiều vấn đề và xung đột giữa các công ty và người nuôi trồng , 62% đối với HLL, 80% đối với Nijjer, và 68% và 73% đối với Pepsi (tương ứng khoai tây và ớt) nông dân vẫn muốn tiếp tục hợp đồng[75].

Về nội dung hình thức hợp đồng: Các hợp đồng của các công ty đều là hợp

đồng thu mua nguyên liệu nhưng các doanh nghiệp không chỉ thu mua những nông sản đạt chất lượng được xác định trong hợp đồng theo diện tích tại một thời điểm và giá cả cố định, mà cịn cung cấp cho nơng dân ngun liệu đầu vào như cây giống, tín dụng, tư vấn kỹ thuật và thiết bị khác nhau, trên cơ sở có hồn trả[75].

Nghiên cứu về chăn ni gia cầm ở Ấn Độ cho thấy CF có thể là một sự cung cấp có tính chính thống và rất hữu ích cho sự cung cấp về tín dụng, bảo hiểm và cơng nghệ cho người sản xuất, tất cả những thứ thuộc về nhu cầu đòi hỏi cấp bách của họ[75]..

Diện tích cho sản xuất cà chua khơng được nhỏ hơn 2,5 mẫu tại Rajasthan (cho HLL) và năm mẫu đối với khoai tây và cà chua tại Punjab (Pepsi và Nijjer tương ứng)[75].. Điều nầy cho thấy qui mô sản xuất lớn là một địi hỏi của nơng

nghiệp hợp đồng

Theo các trường hợp chăn nuôi gia cầm cho thấy, doanh nghiệp chế biến

thường muốn chọn người sản xuất nào ít có sự lựa chọn về đầu ra. Sự lựa chọn đầu

ra của họ hạn chế bởi vì bị ràng buộc từ đầu vào hợp đồng hoặc toàn bộ thu nhập của họ phụ thuộc vào hợp đồng nhưng lại khơng có khả năng hồn thiện với tư cách là nhà sản xuất độc lập[75].

Sức thu hút các nông dân tham gia nông nghiệp hợp đồng ở Ấn Độ chủ yếu là ở việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật làm gia tăng giá trị sản phẩm. Các công ty đề nghị một lịch trình phun thuốc trừ sâu cho mỗi khu vực và thậm chí cả các loại và nhãn hiệu của thuốc trừ sâu sẽ được sử dụng mỗi lần thông qua các quyển sách bỏ túi cho các nông dân. Vào thời điểm thu hoạch, mỗi nông dân trồng cà chua được cấp các sọt đựng rau quả miễn phí[75].

Hợp đồng sản xuất gia cầm bao gồm sử dụng sự cải tiến và tiêu chuẩn hóa cơng nghệ, thực hành sản xuất. Điều này bao gồm sự cung cấp đầu vào, tạo mối liên hệ mật thiết, cung cấp đào tạo cho người sản xuất theo hợp đồng[75].

Tính cốt yếu cho sự thành cơng của hợp đồng chăn nuôi gia cầm là sự cải tiến về công nghệ và thực hành về quản lý trong sản xuất theo hợp đồng. Đây là khả

năng tiêu chuẩn hóa về thực hành sản xuất trong sản xuất theo hợp đồng tạo điều kiện cho người sản xuất theo hợp đồng có điều kiện thể hiện tính đồng nhất trong tỉ lệ hoán chuyển thức ăn và điều này đạt được bởi sự giám sát chặt chẽ của một bộ phận cơ sở chế biến[75].

Về qui tắc mua bán và giá cả, Pepsi cho phép một phần (tính trên diện tích) của sản phẩm sẽ được bán ra bên ngồi, nếu đã thu đủ số. Hợp đồng có giá cả khác nhau theo vùng các vùng phụ thuộc vào chi phí vận chuyển đưa nông sản đến nhà máy. Pepsi mua lại tồn bộ sản phẩm khoai tây và thanh tốn được thực hiện trong vòng 1-2 tuần sau khi giao hàng bằng cách chuyển khoản / phiếu lĩnh tiền trong tài khoản ngân hàng của các nông dân. Các lô hàng được từ chối hoặc chấp nhận tùy thuộc vào kết quả mẫu[75].

Trong tất cả các trường hợp, các sản phẩm được đưa đến nhà máy bởi các nơng dân bằng chi phí vận chuyển tự chịu, mà khoản này sẽ được xem xét bù đắp bởi các công ty, khi họ chốt giá hợp đồng cho mỗi khu vực sản xuất[75].

Ở Andhra Pradesh, kết quả đáng ngạc nhiên là gần như tồn bộ lợi ích đều thuộc về các doanh nghiệp liên kết và họ khơng chia sẻ tính hiệu quả thặng dư với người sản xuất vì vậy lợi nhuận của nơng dân không thay đổi nhiều giữa những người theo hợp đồng hoặc không theo hợp đồng. Tuy nhiên, người sản xuất theo hợp đồng cũng thu được lợi ích cao hơn. Nông dân theo hợp đồng thực tế đã thu được về căn bản sự giảm thiểu rủi ro và thu nhập theo mong đợi[75].

Ở Ấn độ, người chăn nuôi gia cầm tham gia hợp đồng được bảo hiểm rủi ro

ở mức 5%. Quá mức này thì họ phải tự chịu tổn thất. Điều này hạn chế việc

người sản xuất lạm dụng bảo hiểm đồng thời khuyến khích họ lao động cật lực. CF trong chăn ni có thể được xem như sự chịu trách nhiệm cho rủi ro đến từ cả hai phía. Trong trường hợp vụ mùa thất bại, HLL bù lại cho các nơng dân bằng mức chi phí mua giống[75].

Các hợp đồng chỉ được cam kết bằng lời nói trong trường hợp của Pepsi và HLL, Nijjer chỉ mới có hợp đồng văn bản với nơng dân[75] càng cho thấy ràng

buộc chủ yếu trong mối quan hệ hợp đồng chủ yếu là lợi ích kinh tế chứ không phải là vấn đề pháp lý.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w