Qui hoạch thực hiện liên kết là công việc đầu tiên của quản trị hợp đồng; không chỉ của doanh nghiệp chế biến mà cịn là cơng việc của nhà nước.
Với Nhà nước, qui hoạch thực hiện nông nghiệp hợp đồng chính là việc xác định cây, con, ngành hàng, địa bàn có đủ các điều kiện thực hiện phương thức hợp đồng để có cơ sở đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích, giúp đỡ bằng các chính sách của nhà nước.
Với doanh nghiệp chế biến, thành công chỉ đến với các trường hợp có khảo sát qui hoạch kỹ vùng nguyên liệu. Vùng nguyên liệu tập trung có khả năng cung ứng khối lượng lớn nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất, có điều kiện đầu tư giao thơng thuận lợi, có nguồn nhân lực dồi dào, chi phí vận chuyển nguyên liệu về nhà máy chế biến thấp là điều kiện thuận lợi cho liên kết thành công.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, vùng nguyên liệu phải có thêm ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo vì chính ở những vùng đó, thị trường tín dụng, vật tư, khoa học kỹ thuật thiếu hụt tạo ra động lực của nông dân tham gia phương thức nông nghiệp hợp đồng
- Công tác tuyên tuyền vận động.
Công tác tuyên truyền vận động cho phương thức nông nghiệp hợp đồng sở dĩ cần thiết là do phương thức liên kết thông qua hợp đồng giữa nơng dân với doanh nghiệp chế biến cịn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp và nông dân.
Mặt khác thông qua cơng tác tun truyền vận động thì các chính sách khuyến khích của nhà nước và doanh nghiệp mới đến được đơng đảo người nơng dân, giúp họ có điều kiện để nhận thức và lựa chọn phương thức sản xuất và tiêu thụ thích hợp. Về mặt nào đó cơng tác tuyên truyền vận động cũng là công tác quảng bá tiếp
thị của doanh nghiệp không phải để bán hàng mà là để mua hàng của nông dân,
một vấn đề rất riêng của các doanh nghiệp chế biến nông sản. -Lựa chọn đối tác liên kết
Tiêu chí để doanh nghiệp lực chọn đối tác nơngdân không phải là ở qui mơ sản xuất lớn hay nhỏ, mà cái chính là khả năng thực hiện có trách nhiệm của hộ nơng dân đó như thế nào. Hai tiêu chuẩn hàng đầu để phân loại và lựa chọn nông dân hợp đồng là việc bán đủ sản lượng cam kết cho doanh nghiệp và trả đủ nợ đầu tư.
Với nông dân, cần lựa chọn những doanh nghiệp có uy tín cao, có nguồn lực mạnh, có chính sách tốt và có đội ngũ nhân viên chun nghiệp và đạo đức tốt để gửi gắm niềm tin bằng việc ký kết hợp đồng. Thôi không hợp đồng là giải pháp cuối cùng mà mỗi nơng dân có thể đưa ra để thể hiện quyền lựa chọn của mình. Một khi
trong cùng một địa bàn sản xuất có nhiều doanh nghiệp chế biến cùng đầu tư thì quyền lựa chọn của nông dân mới được bảo đảm trên thực tế.
- Đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng liên kết.
Đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng trong liên kết kinh tế phải theo nguyên tắc bình đẳng và dân chủ. Ngay từ khâu soạn thảo các điều khoản hợp đồng phải có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên trên nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và tuân thủ đúng pháp luật”.[22]
Tuy nhiên trong thực tiễn thực hiện nông nghiệp hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và nơng dân, đó lại là một việc khó thực hiện. Về khách quan, đối tác mà doanh nghiệp phải đối mặt không phải là một người mà là hàng trăm, hàng ngàn nông dân nhỏ; mặt khác, hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân phải đồng
nhất, không phân biệt đối xử cho nên phần lớn các doanh nghiệp chỉ có thể thơng qua điều tra, khảo sát, hội nghị, hội thảo để lắng nghe ý kiến nơng dân để có cơ sở soạn thảo hợp đồng, nên khó tránh tính áp đặt, một chiều từ phía doanh nghiệp.
Về mặt chủ quan, do mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nông dân vốn là quan hệ giữa một tổ chức kinh doanh lớn với người sản xuất nhỏ nên bất bình đẳng là điều hồn tồn có thể xảy ra. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng tình hình này để có
hành vi cơ hội làm lợi cho mình qua những điều khoản áp đặt khơng hợp lý và bất lợi cho nông dân.
- Công tác tổ chức và cán bộ trong tổ chức thực hiện liên kết.
Việc bố trí nhân viên thích hợp và mức độ phân cấp trong cơ cấu quản lý là quan trọng để kế hoạch hợp đồng được thực hiện tốt. Nhân viên có kỹ năng giao
tiếp tốt với nhiều người và họ là những người của địa phương thì thích hợp hơn. [67]
Mặt khác, tình trạng bố trí nhân viên phân tán theo địa bàn sản xuất, phương thức công tác độc lập từng người gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra, giám sát nhân viên của doanh nghiệp. Vì vậy, có một phương thức trả lương hợp lý, một cơ chế tổ chức quản lý giám sát có hiệu lực, cơng tác tuyển chọn đào tạo có bài bản sẽ là chìa khóa cho việc giải quyết vấn đề nhân viên trong tổ chức thực hiện hợp đồng.
Vấn đề quan trọng khác trong công tác tổ chức của quản trị hợp đồng là việc hình thành các trạm, tổ nơng vụ phụ trách từng địa bàn với biên chế và nhân sự thích hợp. Các hình thức tổ chức tập họp nơng dân như: Hợp tác xã nơng nghiệp, hội nơng dân, tổ, nhóm nơng dân hợp tác đều có ý nghĩa góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị thực hiện hợp đồng.
Việc tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương, các đồn thể xã hội khác, các cơ sở nghiên cứu và các nhà khoa học, các cơ sở tín dụng, lực lượng phóng viên, báo chí, xây dựng những nơng dân nịng cốt là cơng việc thường xuyên của công tác tổ chức quản trị hợp đồng mang lại hiệu quả cao.
-Xử lý tranh chấp hợp đồng trong quá trình thực hiện liên kết.
Các tài liệu kinh tế về việc thực thi hợp đồng xác định 2 cơ chế giảm thiểu khả năng phá bỏ hợp đồng: Thực thi cơng (Thơng qua tịa án) và thực thi tư nhân
(Tự thực thi). Việc thực thi tư nhân bao gồm các tổn thất bắt nguồn từ sự kết thúc
hoặc không khôi phục lại một hợp đồng hoặc các mối quan hệ và những tổn hại về danh tiếng đối với doanh nghiệp hoặc các cộng đồng xã hội [68]
Trong công thức của Beckmann và Boger (2004)[27] cho rằng khi giá thị trường lớn hơn hoặc bằng giá hợp đồng P ≥ P fixed., và khi khoản thu thêm do chênh lệch giá của người nông dân nếu phá bỏ hợp đồng lớn hơn chi phí sẽ mất đi thì họ sẽ phá bỏ hợp đồng tức Q(P-Pfixed) ≥Wh + pD. Với Q là khối lượng nông sản, P là giá thị trường, Pfixed là giá hợp đồng, Wh là thiệt hại do mất cơ hội tiếp tục hợp đồng với doanh nghiệp trong tương lai, D là chi phí bồi thường thiệt hại cho cơng ty kinh doanh nông sản và xác suất p là khả năng toà án sẽ quyết định thích đáng mức độ thiệt hại cũng như tuyên bố số tiền bồi thường [68]. Cơng thức trên cho thấy vai trị của tịa án là một trong những nhân tố hạn chế bớt sự vi phạm hợp đồng của nơng dân.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết kinh tếgiữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân
Để đánh giá sự thành công hay thất bại, mức độ đạt được của một liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân cần đánh giá trên 2 nhóm tiêu chí: kết quả và hiệu quả.
1.2.2.1. Nhóm tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện liên kết kinh tế giữadoanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân
Kết quả của của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân là tiêu chí phản ảnh hai mặt: số lượng và chất lượng của liên kết. Nó phản ảnh trực tiếp tình trạng thực hiện của hợp đồng liên kết.