Trước hết, ràng buộc thời gian trong hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân thể hiện ở thời điểm ký kết hợp đồng diễn ra trước khi nông dân bước vào vụ sản xuất để định hướng cho tồn bộ q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm về sau.
Ràng buộc về thời gian cịn được biểu hiện thơng qua thời hạn của hợp đồng. Theo đó có hai loại hợp đồng: ngắn hạn và dài hạn. Hợp đồng ngắn hạn chỉ có giá trị trong một vụ sản xuất còn hợp đồng dài hạn có giá trị trong nhiều vụ sản xuất nhiều năm.
- Qui tắc, ràng buộc về số lượng.
Ràng buộc về số lượng là điều khoản cơ bản của hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân. Nó định hướng cho qui mơ sản xuất và là cam kết về số lượng nông sản mua bán khi đến vụ thu hoạch và là cơ sở cho các ràng buộc tiếp theo trong hợp đồng.
Có thể có 3 cách thức ràng buộc về số lượng: (i) Bao tiêu sản phẩm (ii) Sản lượng cố định, (iii) Sản lượng tối thiểu
- Qui tắc, ràng buộc về chất lượng.
Ràng buộc về chất lượng là điều khoản nhạy cảm của hợp đồng. Chất lượng nông sản bao gồm hàng loạt những chỉ tiêu vật lý như ẩm độ, màu sắc, mùi vị, độ bền, độ cứng, kích cỡ..Những chỉ tiêu hóa học như thành phần các chất dinh dưỡng,
các chất khơng mong muốn như: chất kích thích sinh trưởng, chất kháng sinh, độc tố..Những chỉ tiêu sinh học như: Mốc, mọt, nấm, côn trùng… Ràng buộc chất lượng trong hợp đồng thường gắn liền với phân loại sản phẩm kèm theo các chỉ tiêu chất lượng của từng loại.
- Qui tắc, ràng buộc về giá cả.
Giá cả là loại ràng buộc quan trọng nhất của nơng nghiệp hợp đồng, nó phản ánh lợi ích của mỗi bên, sự phân chia lợi ích và rủi ro cho hai bên như thế nào.
Có các hình thức ràng buộc giá cả trong nông nghiệp hợp đồng sau: (i) Ký hợp đồng thoả thuận theo giá thời điểm. (ii) Ký hợp đồng theo giá sàn(bảo hiểm), khi giá thời điểm cao hơn giá sàn thì doanh nghiệp mua theo giá thời điểm trên thị trường. (iii) Ký hợp đồng theo giá cố định (giá chết).(iv) Ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ với giá chuẩn theo cơ chế bù trừ (hai bên cùng chịu rủi ro). (v) Ký hợp đồng theo đơn giá gia cơng [22]. Ngồi ra cịn có thêm hình thức ký gửi: chốt giá bán trong 2 tháng tới, ứng 70% theo giá thời điểm gửi hàng [38] Việc đặt giá sàn làm gia
tăng tỉ lệ nơng dân hồn thành hợp đồng [68]
- Qui tắc, ràng buộc về phương thức giao nhận và thanh toán.
Ràng buộc về phương thức giao nhận trong nông nghiệp hợp đồng thường được giải quyết theo 4 phương thức (i) Giao nhận tại điểm mua tập trung tại địa bàn sản xuất (ii) Giao nhận tạo kho nhà máy chế biến. (iii) Giao nhận tại nhà hộ nông dân (iv) Giao nhận tại ruộng, nơi sản xuất của nông dân.
Trong 4 phương thức trên, người nông dân mong muốn được thực hiện hai phương thức sau, nhưng đó là thách thức lớn mà các doanh nghiệp chế biến lớn khó có thể thực hiện được và đây chính là chỗ yếu của phương thức nơng nghiệp hợp đồng do các doanh nghiệp lớn tiến hành.
- Qui tắc, ràng buộc về thưởng và phạt.
Các doanh nghiệp có thể làm cho hợp đồng có hiệu lực bằng cách khen thưởng hành vi tốt hoặc đe dọa trừng phạt hành vi xấu.[709] Việc thực hiện chế độ thưởng cho hộ nơng dân hồn thành tốt hợp đồng làm gia tăng tỉ lệ nơng dân hồn thành hợp đồng[68].
Nơng dân sẽ được thưởng trong các trường hợp: bán vượt sản lượng hợp đồng, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn qui định, trả nợ đúng hạn và nơng dân sẽ bị phạt trong những tình huống ngược lại.
- Qui tắc, ràng buộc về xử lý rủi ro
Về nguyên lý chia sẻ rủi ro là ngun tắc của nơng nghiệp hợp đồng làm cho nó khác hẳn thể chế thị trường.
Thỏa thuận hợp đồng rất hấp dẫn đối với các nơng dân tìm kiếm một mức giá cả ổn định hơn bằng cách chuyển một phần của nguy rủi ro tuột giá cho người mua[64] . Cam kết sản xuất và cung ứng số lượng sản phẩm ngun liệu định trước, kiểm sốt q trình sản xuất theo qui trình là giải pháp giảm thiểu rủi ro về số lượng và chất lượng. Cam kết của doanh nghiệp hỗ trợ nơng dân khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra làm giảm rủi ro cho nông dân do điều kiện tự nhiên.
- Qui tắc, ràng buộc về xử lý tranh chấp.
Ba cách thức cơ bản được nêu ra về ràng buộc xử lý tranh chấp trong hợp đồng. (i) Hai bên trao đổi và tìm cách hịa giải để giải quyết (ii) Nhờ vào nhân vật thứ ba để phân xử, hịa giải như: Chính quyền địa phượng, đồn thể xã hội. (iii) Đưa ra tòa án để xét xử.
Trong 3 giải pháp đó thì giải pháp tốt nhất là hai giải pháp đầu tiên. Các mối đe dọa của hành động pháp lý thường không đáng tin cậy ở nhiều nước đang phát triển vì cơ sở hạ tầng pháp lý hoạt động kém [70], thực thi pháp luật thường là tốn kém [68], không khả thi và cũng không khôn ngoan về mặt chính trị[75]
Tóm lại:Các qui tắc,ràng buộc trong hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh
nghiệp chế biến nông sản với nơng dân là sự cụ thể hóa bản chất, đặc điểm, nguyên tắc của liên kết, phản ảnh mối quan hệ lợi ích của hai bên trong quan hệ liên kết Trong các qui tắc ràng buộc, giá cả và chất lượng là vấn đề then chốt. Qúa trình hình thành và thực hiện các qui tắc ràng buộc trong thực tiễn không đơn giản là những công thức cứng nhắc mà là kết quả của sự hợp tác và đấu tranh giữa hai bên tham gia liên kết trong từng hòan cảnh cụ thể
1.2.1.4. Quản trị thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biếnnông sản với nông dân. nông sản với nông dân.
Quản trị thực hiện liên kết là một qui trình phải thực hiện trong quá trình thựchiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân. hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.