- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Kinh nghiệm quan trọng của Thái Lan trong thực hiện nơng nghiệp hợp đồng cho thấy chỉ những ngành hàng có đủ điều kiện thì liên kết mới thành cơng, u cầu nông dân đầu tư vào tài sản chuyên biệt và vai trò nhà nước là hết sức quan trọng.
Về lựa chọn ngành hàng để thực hiện liên kết ở Thái Lan tập trung vào một số
ngành hàng như: Gà,rau an tịan, khoai tây chiên, mía đường, sản xuất giống cây trồng. Đó là những sản phẩm chuyên biệt hoặc có khoa học kỹ thuật cao.
Mơ hình sản xuất theo hợp đồng đầu tiên ở Thái Lan do Tập đoàn CP (Charoen Pokphand) thực hiện. CP bắt đầu ký hợp đồng với nông dân để chăn nuôi gà gia công vào đầu thập niên 1970. Đây là mơ hình thành cơng và được nhân rộng khắp Thái Lan. Đến cuối thập niên 1990, gần 100% hộ chăn nuôi gà ở Thái Lan đều sản xuất gia công cho các doanh nghiệp chế biến[57].
Hiện nay, sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nơng nghiệp tốt (GAP) để xuất khẩu sang Hà Lan và Nhật Bản đều dưới hình thức sản xuất theo hợp đồng[57] .
Năm 1985 Công ty Frito-lay International Co., Ltd. (một công ty con của Pepsi Cola) mở rộng thị trường khoai tây chiên (Potato chips) ở Thái Lan nên họ cũng đẩy mạnh việc sản xuất khoai tây theo hợp đồng. Hiện nay 4 nhà chế biến khoai tây chiên lớn ở Thái Lan (Frito-lay, Testo, Kob và Pringle) đều thực hiện sản xuất theo hợp đồng với nông dân[57]
Ở Thái Lan, nông nghiệp hợp đồng cũng khá phổ biến trong ngành mía đường. Trong niên vụ 1997/1998, 46 nhà máy chế biến đường tư nhân trong toàn quốc đã chế biến được hơn 4 triệu tấn đường, trong đó 57% đã được xuất khẩu và trên 200.000 hộ nơng dân trồng mía đã cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy này trên diện tích 914.000 ha [43].
Ở Thái lan cũng có những thử nghiệm thất bại như giữa thập niên 1980, được sự hỗ trợ của Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (Bank of Agriculture and Agricultural Cooperatives – BAAC), CP ký hợp đồng nuôi tôm và
sản xuất lúa nhưng đều thất bại do nông dân không chấp nhận giá cố định do CP
đưa ra[70]. Kinh nghiệm thất bại của Công ty CP Thái Lan, một công ty rất thành công trong thực hiện nông nghiệp hợp đồng lại thất bại trong con tôm, cây lúa là những nơng sản có tính phổ biến càng cho thấy nơng nghiệp hợp đồng khơng thể thích hợp với mọi loại cây con.
Về nội dung và hình thức liên kết: Ở Thái lan ngồi hình thức cấu trúc tập trung, hình thức trang trại hạt nhân được chú trọng thực hiện.
Công ty Frito-lay International Co., Ltd. thực hiện hợp đồng với nông dân sản xuất nguyên liệu làm khoai tây chiên ở Thái Lan theo mơ hình tập trung như CP. Công ty Frito-lay cũng cung cấp giống, kỹ thuật, đầu vào và nhận lại sản phẩm từ nông dân. Theo kinh nghiệm của Thái Lan, sản xuất theo hợp đồng – mơ hình tập
trung chỉ thực hiện đối với sản phẩm có yêu cầu về chất lượng cao và sản phẩm có
tính độc quyền của người mua [57]
Năm 1995, Frito-Lay mua lại Công ty TNHH Trang trại NS (NS Farm Co., Ltd) của Tập đoàn United Foods ở San Sai. Họ tiếp nhận các nhóm nơng dân của NS Farm và thành lập thêm nhóm nơng dân khác để thực hiện sản xuất theo hợp đồng dưới mơ hình trang trại hạt nhân. Mơ hình trang trại hạt nhân cũng phổ biến ở các doanh nghiệp kinh doanh trang trại ở Thái Lan như Công ty CP trong sản xuất giống lúa và bắp; Euro Asian Seeds Co. Ltd., Saha Farm Co. Ltd.[57]
Các tỉnh phía Bắc Thái Lan là nơi trồng rau sạch cung cấp cho thị trường Chiang Mai và Bangkok theo hợp đồng giữa tư thương và hộ nông dân. Hộ nông dân không được ứng trước vật tư nhưng được ứng vốn để mua hạt giống, phân bón, túi nhựa [57].
Cơng ty CP của Thái lan là công ty rất thành công trong hợp đồng với nông dân nuôi gà, heo với số lượng lớn nơng dân tham gia và ít vi phạm hợp đồng. Bí quyết thành cơng của họ là khơng chỉ doanh nghiệp đầu tư cho thức ăn, con giống, thuốc thú y, khoa học cơng nghệ mà cịn buộc nông dân phải tự bỏ vốn ra đầu tư
vào xây dựng chuồng trại, thiết bị chăn nuôi là những tài sản chuyên biệt có giá trị lớn (Asset specificity) chỉ có thể sử dụng để nuôi heo, gà theo công nghệ của CP.
Người nông dân sẽ bị cột chặt vào hợp đồng vì nếu khơng ni gà cho CP thì tài sản đó rất khó sử dụng vào việc khác.
Về vai trị của nhà nước: Kinh nghiệm của Thái Lan cịn cho thấy Chính phủ
có vai trị rất quan trọng trong q trình thực hiện việc tiêu thụ nơng sản thơng qua hình thức hợp đồng. Bên cạnh việc trợ giúp mối liên kết có tính chiến lược giữa các nhà sản xuất và tiêu thụ, Chính phủ cịn xây dựng những luật lệ cơ bản, tiêu chuẩn và các yêu cầu cần thiết để hợp đồng tiêu thụ nông sản được thực hiện một cách chặt chẽ[36].Điển hình như việc ban hành luật mía đường B.E.- 2527 theo đó, nhà nước có trách nhiệm xác định chỉ tiêu sản xuất hàng năm, xác định công thức định giá mua mía cho nơng dân để các doanh nghiệp chế biến mua mía cho nơng dân trồng mía. Trên lý thuyết, Chính phủ kiểm soát chặt giá cả, ban hành hạn mức, giám sát hoạt động của doanh nghiệp chế biến đường tư nhân. Chính phủ đề xuất việc chia lợi nhuận rịng theo tỷ lệ người trồng mía được 70% và doanh nghiệp chế biến nhận được 30%.[43]
Để phát triển hình thức sản xuất theo hợp đồng, nhiều tổ chức của nhà nước đã tham gia vào xúc tiến việc sản xuất theo hợp đồng như Ủy ban Đầu tư (BOI- Board of Investment), Ủy ban Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDB – National Economic and Social Development Board),… Tuy nhiên, có hai tổ chức hỗ trợ phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng là Cục khuyến nông (DOAE – Department of Agricultural Extension) thuộc Bộ Nông nghiệp và HTX và BAAC thuộc Bộ Tài chính. Hai cơ quan này xúc tiến việc mở khóa tập huấn cho hộ dân, phát triển các mơ hình liên kết để phổ cập trong thực tiễn. Để đảm bảo công bằng cho các bên, năm 1999, Cục Nội thương đã ban hành quy định về các điều khoản trong thỏa thuận sản xuất theo hợp đồng[57].
Về vai trò của các tổ chức xã hội, kinh nghiệm của Thái lan trong việc hình thành và phát huy được vai trò của các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội những người trồng mía, hiệp hội nhà máy đường, các hiệp hội cử người tham gia bộ máy quản lý ngành mía đường thực hiện luật mía đường[43]