Nguyên nhân chủ quan của những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 126 - 128)

- Về hiệu quả kinh tế thực hiện liên kết kinh tế cho nông dân ĐVT:Thang đo 5 điểm

2.4.2.2. Nguyên nhân chủ quan của những thành tựu đã đạt được

Một là, Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận ra nhu cầu bức thiết của thực tiễn,

trên cơ sở đó đã sớm ban hành nhiều chủ trương chính sách tạo điều kiện cho thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân phát triển như: Nghị định số 170/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 22/09/2004 về sắp xếp đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh trong đó có qui định việc mở rộng hình thức giao đất cho nơng trường viên nhận khốn tạo điều kiện hình thành mơ hình hạt nhân trung tân của liên kết kinh tế giữa nông trường với công nhân viên nơng trường; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/1999 về “Về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp” đã tạo điều kiện hình thành mơ hình liên kết trồng và khai thác rừng trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa các lâm trường với nông dân và lâm trường viên nhận đất kinh doanh nghề rừng.

Đặc biệt nhất là Quyết định 80 đã đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân phát triển phát triển mạnh hơn so với giai đoạn trước. Nhiều chính sách khuyến khích của Nhà nước đã

được cụ thể hóa như: chính sách cho doanh nghiệp có hợp đồng với nơng dân vay vốn ưu đãi để đầu tư cho nơng dân; chính sách hỗ trợ nguồn kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia làm cơng tác khuyến nơng với nơng dân; chính sách ưu đãi đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn; chính sách quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm; cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho cho các loại nơng sản có thương hiệu.

Sau khi có quyết định 80 sự tham gia của hệ thống chính trị vào việc xây dựng thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nơng sản với nơng dân có sự quan tâm mạnh mẽ hơn trước. Nhiều cấp chính quyền địa phương đã tăng cường công tác qui hoạch vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất; nhiều dự án giảm nghèo được giao cho doanh nghiệp chế biến nông sản thực hiện, nhiều dự án xây dựng các mơ hình liên kết đã được triển khai kèm theo các chính sách hỗ trợ giống, vật tư nông nghiệp cho nông dân hợp đồng. Tất cả những giải pháp đó của Nhà nước đã có tác dụng khuyến khích động viên, hướng dẫn doanh nghiệp và nông dân liên kết nhau để phục vụ sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm

Hai là, sự nỗ lực chủ quan của các doanh nghiệp chế biến nông sản, bao gồm cả

doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đã cùng với nơng dân bước đầu sáng tạo ra nhiều mơ hình liên kết tốt có hiệu quả cao, tích lũy

nhiều bài học thành công cũng như không thành công để vận dụng vào thực tiễn sinh động của quá trình xây dựng thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nơng sản với nơng dân. Với nhiều doanh nghiệp thì dù cho có sự quan tâm của Nhà nước hay khơng, có sự hỗ trợ của các chính sách nhà nước hay khơng thì họ vẫn ngày đêm, kiên trì thực hiện quan hệ liên kết với nơng dân trước hết vì sự sống cịn của đơn vị mình.

Những đơn vị tiêu biểu đó là:Ngành mía đường có Cơng ty CP Mía đường Lam Sơn, ngành Bông có Cơng ty CP Bông Việt Nam, ngành sữa có Cơng ty VINAMILK; ngành lúa gạo có cơng ty CP Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty CP GENTRACO; ngành sản xuất giống có Cơng ty CP Giống cây trồng Nha Hố, Công ty giống cây trồng Miền Nam; ngành cá, tơm xuất khẩu có Cơng ty CP thủy sản Bình An; ngành chè có cơng ty TNHH chè HAIYIH ;ngành rau quả có Cơng ty cổ phần chế biến nơng sản thực phẩm xuất khẩu Hải Dương, siêu thị Metro; ngành lâm nghiệp có cơng ty CP Lâm nghiệp Đắlak; sản xuất nơng sản đặc sản có Cơng ty liên doanh Angimex –

Kitoku sản xuất lúa Nhật, Doanh nghiệp Chế biến rau quả xuất khẩu Hoàng sản xuất bưởi Năm roi, ngành chăn ni có Cơng ty cổ phần Chăn ni CP Việt Nam…

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w