Những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế và tồn tạ

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 135 - 140)

- Về hiệu quả kinh tế thực hiện liên kết kinh tế cho nông dân ĐVT:Thang đo 5 điểm

2.4.4.2. Những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế và tồn tạ

Một là: Nhận thức về vai trị,vị trí thật sự của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân của Nhà nước ta thời gian qua cịn đặt ở mức q cao so với vị trí vai trị thật sự của nó chỉ là thể chế hỗ trợ cho thị trường và sự hình thành của nó phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết; từ đó đã có biểu hiện chủ quan, nóng vội trong chủ trương và chỉ đạo thực hiện.

Từ năm 2002, khi triển khai thực hiện quyết định 80, nhà nước đã đặt ra mục tiêu qui mơ thực hiện hợp đồng q lớn. Theo đó đến năm 2005 phải đạt 30% tổng sản lượng nơng sản hàng hóa tiêu thụ theo hợp đồng và đến năm 2010 phải đạt

50%. Chủ trương đưa tất cả các ngành hàng, địa bàn áp dụng phương thức hợp đồng quá rộng, đồng loạt nên khi đi vào thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, khơng xử lý được và làm cho hiệu quả thấp, tính bền vững khơng cao.

Đáng chú ý là việc vội vã đưa những ngành hàng nông sản chưa cần thiết thực hiện phương thức hợp đồng với nông dân vào thực hiện như sản xuất cà phê, lúa, ngô, tiêu, điều, đậu đỗ…; từ đó dẫn đến nhiều sự đỗ vỡ hợp đồng không cần thiết để lại nhiều di hại về kinh tế cho cả doanh nghiệp và nông dân và quan trọng hơn là làm mất lòng tin của quần chúng nhân dân và cả cơ quan nhà nước, đồn thể vào tích tích cực và cần thiết của thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân.

Hai là: Môi trường pháp lý của nền kinh tế nước ta nói chung chưa hồn thiện, vừa là nguyên nhân khách quan vừa là nguyên nhân chủ quan, đặt biệt trong khu vực nông nghiệp, nông thôn hết sức lỏng lẽo; nhất là việc xử lý tranh chấp, trong vi phạm hợp đồng kinh tế, trong đó có hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân hầu như khơng có hiệu lực.

Cả doanh nghiệp chế biến lẫn nông dân không ai nghĩ đến việc thưa kiện nhau ra tòa; chỉ quen với hành vi khiếu nại hành chính, chưa có tập qn, thói quen hành động theo các chế tài pháp luật; các chế tài ràng buộc xữ lý vi phạm thường không được qui định cụ thể trong hợp đồng do người có vai trị chủ động trong việc soạn thảo hợp đồng là doanh nghiệp không muốn tự ràng buộc mình, cịn nơng dân thì khó có quyền bình đẵng thật sự trong quan hệ với doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế hơn hẳn mình.

Với doanh nghiệp chế biến, việc xử lý vi phạm hợp đồng bằng chế tài pháp luật không phải là hành vi khôn ngoan về chính trị trong quan hệ với nơng dân và cũng khơng hiệu quả về kinh tế vì chi phí phải bỏ ra để xử lý pháp luật khá cao, khả năng thi hành án rất thấp vì đa phần nơng dân nghèo, giá trị tài sản và thiệt hại không lớn đối với từng vụ kiện. Do những đặc điểm đó nên chế tài pháp luật ở nước ta chưa tạo được nền tảng pháp luật cho thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân phát triển.

Kết quả điều tra trên mẫu ND2 cho thấy nông dân xác nhận cho hình thức lựa chọn và hiệu quả giải quyết tranh chấp của nông dân khi doanh nghiệp vi phạm hợp đồng với hình thức thương lượng với doanh nghiệp là 3,56 và 3,42; Kiến nghị với

chính quyền địa phương xử lý 3,4 và 3,66. Các hình thức xử lý khác như: khơng làm gì, có đơn thư khiếu nại, đưa ra tịa án giải quyết khơng phải là sự lựa chọn của đa số nơng dân vì đa số trường hợp là khơng hiệu quả.

Ba là: Mơ hình, nội dung, hình thức để thực hiện thể chế liên kết kinh tế giữa

doanh nghiệp chế biến với nơng dân chưa được hồn thiện, còn nhiều bất cập Về lĩnh vực liên kết: Việc liên kết về khoa học kỹ thuật chỉ mới chú trọng nâng

cao năng suất nhằm tạo ra nhiều sản lượng hơn cho nhu cầu của doanh nghiệp mà chưa chú trọng việc nâng cao chất lượng nông sản tạo điều kiện để nâng cao giá mua sản phẩm cho nơng dân tạo tiền đề cho tính bền vững của hợp đồng.

Liên kết góp vốn kinh doanh chỉ mới thực hiện một chiều từ doanh nghiệp đầu tư vật tư cho nông dân sản xuất, chưa chú trọng huy động nơng dân góp phần đầu tư để cùng chịu rủi ro. Hình thức cho nơng dân mua cổ phần của doanh nghiệp chưa thực hiện được bao nhiêu. Việc doanh nghiệp góp vốn vào HTX nơng nghiệp hầu như chưa có. Mối quan hệ tài sản giữa doanh nghiệp với nông dân chưa đủ mạnh để tạo nền tảng vững chắc cho hợp đồng.

Về cấu trúc tổ chức. Chưa chú trọng gắn kết liên kết dọc giữa doanh nghiệp và

nông dân với liên kết ngang giữa nông dân và nơng dân, doanh nghiệp và doanh nghiệp. Do đó vai trị các hiệp hội ngành hàng trong việc liên kết doanh nghiệp với doanh nghiệp còn lỏng lẽo trong việc phối hợp hỗ trợ nhau trong xây dựng vùng nguyên liệu. Hiện tượng tranh mua nguyên liệu của nhau diễn ra phổ biến.

Vai trị của các HTX nơng nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong việc thực hiện liên kết ngang nông dân với nông dân tạo điều kiện thực hiện liên kết doanh nghiệp-nơng dân chưa có tác dụng rõ rệt do chất lượng HTX còn yếu kém, thiếu nguồn vốn, hoạt động thiếu hiệu quả.

Việc hình thành chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị ngành hàng nông sản chưa được chú trọng nên chưa tạo điều kiện cho mắc xích liên kết đầu tiên là liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân.

Về qui tắc ràng buộc trong xây dựng và thực thi hợp đồng: Thời gian hợp

đồng ngắn thường là một năm, một vụ nên cả hai bên doanh nghiệp và nơng dân nên tính cơ hội dễ phát sinh. Về cam kết sản lượng, có một số trường hợp hợp đồng khơng ghi rõ số lượng do đó gây khó khăn cho nơng dân trong khâu tiêu thụ, ngược lại nhiều hợp đồng đặt mức sản lượng cam kết q cao, doanh nghiệp có tham vọng

bao tiêu tồn bộ sản phẩm làm cho hợp đồng trở nên quá cứng nhắt khó thực hiện, nhất là trong điều kiện có sự cạnh tranh của thị trường.

Tiêu chuẩn chất lượng trong đại đa số các trường hợp ln có sự áp đặt một chiều của doanh nghiệp cho hộ nông dân trong việc xác định và kiểm định chất lượng sản phẩm. Sự thiếu vắng một cơ chế kiểm định chất lượng khách quan như trong các hợp đồng giữa các doanh nghiệp lớn với nhau, chính là lý do vì sao các tranh chấp thường xảy ra giữa nông dân và doanh nghiệp là ở nội dung chất lượng.

Giá cả các hợp đồng thường qui định giá cố định nhưng không cao hơn giá thị trường thậm chí thường thấp hơn làm cho hợp đồng không khả thi.

Phương thức giao nhận, thanh tốn: Doanh nghiệp khơng có khả năng nhận hàng tại nhà tại ruộng như thương lái, phương pháp xác định chất lượng khó tiếp thu với người nông dân, thủ tục mua bán rườm rà, thường chậm thanh tốn cho nơng dân.

Chế độ thưởng phạt, ràng buộc về xử lý rủi ro thường chưa được qui định rõ ràng và ít được quan tâm thực hiện.

Về kỹ năng quản trị tổ chức thực hiện hợp đồng của các doanh nghiệp chưa

nhiều, còn rất lúng túng, thậm chí sai lầm trong nhiều khâu như: Qui hoạch vùng thực hiện liên kết chưa phù hợp.Việc nghiên cứu lựa chọn đối tác liên kết chưa được chú trọng phần lớn là chưa có tiêu chí lựa chọn cụ thể.

Đàm phán và soạn thảo các điều khoản hợp đồng hầu như chỉ do doanh nghiệp tự soạn thảo và áp đặt cho nơng dân. Việc đàm phán chỉ diễn ra mang tính gián tiếp.

Tổ chức quản lý đầu tư và kiểm sốt việc thực hiện hợp đồng cịn nhiều yếu kém trong khâu lựa chọn và quản lý nhân viên; công tác tổ chức tập họp nông dân tham gia liên kết chưa được chú trọng.

Bốn là: Các chính sách nhà nước để tạo ra môi trường kinh tế-xã hội thúc đẩy

liên kết phát triển chưa được làm rõ và chú trọng thực hiện.

Chính sách cải thiện mơi trường đầu tư cho doanh nghiệp chế biến, chưa có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp giải quyết 2 thách thức lớn đang dặt ra với doanh nghiệp đầu tư vào vùng nơng thơn để chế biến nơng sản đó là: Khơng có vùng ngun liệu để đảm bảo cơng suất chế biến và khơng có sự bảo hộ của nhà nước cho vốn liếng, công sức đầu tư vào nguồn nguyên liệu.

Tình trạng tranh mua nguyên liệu thuộc vùng đầu tư của nhau diễn ra rất gay gắt như trường hợp của ngành mía đường, ngành dâu tằm. Tình trạng cho phép đầu

tư nhà máy chế biến nhưng khơng có vùng ngun liệu, khơng đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu vẫn tiếp tục diễn ra làm cho hiện tượng tranh mua thiếu lành mạnh càng thêm trầm trọng.

Chính sách cải thiện mơi trường tiêu thụ của các doanh nghiệp chế biến chưa

được chú trọng nên chưa tạo ra áp lực mạnh về chất lượng sản phẩm, nhu cầu truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, chế biến tập trung (Như giết mỗ heo, gà, thịt) bảo hộ thương quyền, thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho thị trường trong nước.

Chính sách khuyến khích tạo điều kiện hình thành các chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị trong phạm vi trong nước và với nước ngoài chỉ mới được đề cập đến chưa

có giải pháp cụ thể.

Chính sách qui hoạch xây dựng vùng chuyên canh tập trung chất lượng qui hoạch không cao không phù hợp với biến động của thị trường và qui hoạch khơng có cơng cụ và cơ chế để thực hiện trên thực tế nên khơng có hiệu lực.

Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất cịn lúng túng về phương hướng.

Chính sách hạn điền chưa hợp lý làm hạn chế khả năng tăng qui mô sản xuất của hộ nông dân và phát triển mạnh kinh tế trang trại. Giải pháp của nhà nước để tăng thêm số lượng và nâng cao chất lượng các HTX nơng nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác khác trong nông nghiệp chưa đủ mạnh và hiệu quả.

Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho việc khuyến khích hình thành liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân chưa đủ mạnh, chưa có hiệu lực thật sự,

chưa đến được những doanh nghiệp và người nơng dân thụ hưởng như: Chính sách ưu đãi đầu tư, tín dụng, kinh phí khuyến nơng cho doanh nghiệp thực hiện kiên kết với nông dân; việc thu hút doanh nghiệp hợp đồng tham gia vào các dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, dự án giảm nghèo, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn; chương trình đào tạo nghề nơng cho nơng dân chưa được xem trọng; chưa phát huy được vai trò của doanh nghiệp chế biến tham gia để tăng thêm khả năng thu hút nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp.

Năm là: Chủ nghĩa cơ hội, chủ tâm tìm lợi ích trước mắt, chưa xem trong lợi

ích lâu dài, tranh thủ, chụp giật cầu lợi cho mình, khơng xem trong lợi ích của đối tác trong cách nghĩ, cách làm của cả người nông dân và doanh nghiệp cịn nhiều,

có nơi, có lúc rất nghiêm trọng.

Hiện tượng nầy có nguồn gốc sâu xa từ lối sống, nếp sống cò con, tự do tùy tiện của những người sản xuất nhỏ; nhưng quan trọng hơn là do văn hóa, đạo đức xã hội đang xuống cấp; công tác giáo dục tuyên truyền bị xem nhẹ, tâm lý sùng bái thị trường tự do một cách vô điều kiện đang chế ngự tâm thế của cả cán bộ nhà nước và người dân.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LIÊN KẾTKINH TẾ GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 135 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w