Những bài học cho ViệtNam từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 60 - 62)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

1.3.2. Những bài học cho ViệtNam từ kinh nghiệm thực tiễn của các nước

Một là: Trong liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông

dân, doanh nghiệp chế biến đóng vai trị hạt nhân quyết định sự thành cơng của hình thức sản xuất theo hợp đồng. Doanh nghiệp chính là người kết nối các mối quan hệ với các tổ chức khác như Nhà nước, nhà khoa học, ngân hàng, cơ quan thông tin đại chúng để tạo ra cơ sở cho việc thiết lập quan hệ liên kết bền vững với nơng dân. Kinh ngiệm của việc bố trí các “Doanh nghiệp đầu rồng” ở Trung Quốc, Doanh nghiệp đa quốc gia ở Ấn Độ và Tập đoàn CP ở Thái Lan đã cho thấy rõ đều đó.

Để vận dụng bài học kinh nghiệp nầy, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực chế biến nơng sản trong các ngành như: Mía đường, bơng vải, chè, bị sữa, cao su, sản xuất giống.. Nhà nước nên giao nhiệm vụ rõ ràng hơn cho họ thiết lập quan hệ liên kết chặt chẽ với nơng dân. Mặt khác cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi đang chế biến nơng sản như: CP Việt Nam, Vedan… thực hiện phương thức nông nghiệp hợp đồng với nông dân.

Hai là: Vai trò của Nhà nước ở các nước đang phát triển như Việt Nam là hết

sức quan trọng, khơng chỉ ở việc động viên khuyến khích mà cịn thực sự đi sâu vào công tác tổ chức phối hợp các lực lượng theo những mơ hình tổ chức có sự tham gia của cả đại diện nơng dân và nhà chế biến để thực hiện việc liên kết từ trung ương xuống cơ sở. Nhà nước cịn có thể dùng luật pháp để tạo ra các cơ chế quản lý sản xuất, quản lý giá cả để điều phối sản xuất và điều hịa quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến với nơng dân. Nhà nước cịn tạo điều kiện về khoa học cơng nghệ để q trình sản xuất và liên kết giữa nơng dân với doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Để vận dụng bài học kinh nghiệm nầy, Nhà nước Việt Nam cần nhận thức rõ hơn vai trò của Nhà nước trong thực hiện liên kết doanh nghiệp-nông dân. Đây là điểm yếu của Việt Nam so với nhà nước Thái Lan và Trung quốc. Việt Nam chưa khai thác đầy đủ sức mạnh chi phối của một Nhà nước XHCN như Trung quốc, cũng chưa sử dụng đầy đủ công cụ pháp luật và tổ chức quản lý như Nhà nước Thái Lan để thúc đẩy liên kết kinh tế trong nền kinh tế nói chung và trong nơng nghiệp hợp đồng nói riêng.

Ba là: Thực tiễn của cả ba nước Trung Quốc, Ấn độ, Thái Lan cho thấy khơng có ở đâu phương thức nơng nghiệp hợp đồng có thể thành cơng với mọi loại nông sản và trong mọi trường hợp. Điều đó địi hỏi cơng tác qui hoạch phát triển liên kết

kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân phải trên cơ sở đảm bảo các điều kiện cần thiết thì mới thành cơng.

Để vận dụng bài học kinh nghiệm nầy, Nhà nước Việt Nam cần nhận thức rõ hơn các điều kiện khách quan và chủ quan cho một liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp với nông dân để làm tốt công tác qui hoạch phát triển liên kết kinh tế doanh nghiệp- nơng dân có trọng tâm trọng điểm, nên tránh cách thức phát động hô hào thực hiện tràn lan đại trà như thời gian thực hiện quyết định 80 vừa qua.

Bốn là: Các mơ hình thành cơng cho thấy chính cơ chế tự thực thi với các ràng

buộc kinh tế- kỹ thuật mới là cơ sở quyết định nhất cho mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với nơng dân. Tính bức thiết của đầu ra của nơng dân, đầu vào của doanh nghiệp; tiến bộ kỹ thuật làm sự gia tăng chất lượng và giá trị nông sản; sự chia xẽ rủi ro như kinh nghiệm của Ấn Độ hay yếu tố quan hệ tài sản đặc biệt là vai trị của việc khuyến khích nơng dân đầu tư vào tài sản chuyên biệt (Asset specificity) như kinh nghiệm của CP Thái Lan là hết sức quan trọng vì nó sẽ kết dính được nơng dân với sản xuất loại nông sản đã hợp đồng với doanh nghiệp.

Để vận dụng bài học kinh nghiệm nầy, Việt Nam cần khuyến khích hơn nữa các mơ hình liên kết có mối quan hệ tài sản chặt chẽ của hai bên liên kết như: Kết hợp đầu tư của doanh nghiệp với đầu tư của nơng dân; khuyến khích hình thức gia cơng nơng nghiệp; có chính sách ưu đãi để khuyến khích nơng dân mua cổ phần của doanh nghiệp và doanh nghiệp tham gia góp vốn vào HTX nơng nghiệp.

Năm là: Trong mối quan hệ lợi ích giữa hai bên cần phải xử lý hài hịa. Tuy nhiên lợi ích của nơng dân phải được xem trọng, ưu tiên chăm sóc thì hợp đồng mới thu hút được nơng dân, mới có động lực để phát triển như kinh nghiệm của Ấn độ. Mặt khác, nơng nghiệp hợp đồng khó tránh khỏi tình trạng độc quyền nên Nhà nước phải có luật pháp và giải pháp kiểm sốt độc quyền để bảo vệ lợi ích của nơng dân như kinh nghiệm của Thái Lan trong việc quản lý ngành mía đường.

Để vận dụng bài học kinh nghiệm nầy các doanh nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam cần chú ý hơn đến việc xác định giá cả khi mua sản phẩm của nông dân và chú trọng thực hiện các giải pháp chia sẻ rủi ro cho nông dân theo quan điểm liên kết kinh tế về bản chất khác với quan hệ thị trường là ở chỗ sản xuất có kế họach, chia sẻ lợi ích và rủi ro. Các hợp đồng liên kết kinh tế doanh nghiệp- nông dân ở Việt Nam thời gian qua chưa thể hiện đúng yêu cầu nầy.

kinh tế độc quyền có khi là cần thiết, nhưng cần có pháp luật và cơ chế kiểm sốt độc quyền doanh nghiệp về giá mua nông sản và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là một khâu bị lãng quên hiện nay làm phương hại đến lợi ích của nơng dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w