Giai đoạn 2002-101 0: Từ khi có Quyết định 80 đến nay

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 68 - 73)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

DOANH NGHIỆP CHẾBIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂ NỞ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.1.2. Giai đoạn 2002-101 0: Từ khi có Quyết định 80 đến nay

Bối cảnh của giai đoạn nầy là sau 15 năm thực hiện thực hiện công cuộc đổi

mới kinh tế, cơ bản đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đã phát triển, các doanh nghiệp chế biến nông sản của tư nhân đã hình thành, kinh tế trang trại nơng thơn phát triển dần, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi để sản xuất chế biến nơng sản đã xuất hiện thường mang theo cơng nghệ tổ chức hình thức nơng nghiệp hợp đồng và áp dụng nó rất có hiệu quả trong thực tiễn. Nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mặt khác cùng với q trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là sau khi nước ta gia nhập WTO vào năm 2006, Tuy sự biến động tăng trưởng của ngành nông nghiệp chịu tác động chủ yếu bởi yếu tố giá cả thị trường quốc tế và điều kiện tự nhiên hơn là do việc giảm bảo hộ thị trường sau WTO. Trừ hai ngành mía đường và bơng vải chịu tác động giảm mạnh sau WTO do có sức cạnh tranh kém. Tuy nhiên, hai tác động quan trọng đối với người sản xuất nông nghiệp từ khi gia nhập WTO là: (i) Họ đã có nhiều kinh nghiệm hơn để chuẩn bị trước cho các vụ kiện chống bán phá giá;

(ii) Họ đã chăm lo hơn đến thương hiệu, chất lượng và VSATTP các nông sản xuất khẩu do bắt đầu mở rộng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng và khó tính địi hỏi chất lượng sản phẩm cao, u cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, Nhật Bản và EU. Đã bắt đầu hình thành được các vùng chuyên canh, đặc biệt là các loại cây, rau, quả có thể xuất khẩu như vải, bưởi Năm roi, bưởi da xanh, sầu riêng hạt lép, v.v… Các mơ hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng cơng nghệ cao, giống tốt đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm được nhân rộng hơn trước[10b]. Trong bối cảnh đó quyết định 80 có tác dụng khuyến khích thực hiện tiêu thụ nơng sản hàng hóa theo hợp đồng, tạo bước phát triển mới cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.

Bảng 2.1a: Tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp(2004-2009)

Ngành Trước WTO Sau WTO

2004 2005 2006 2007 2008 2009

Nông-lâm- thủy 4,36 4,02 3,69 3,76 4,07 1,83

Nông nghiệp 3,92 3,16 3,13 2,72 3,93 1,32

Lâm nghiệp 0,82 0,94 1,37 1,39 1,35 3,47

Thuỷ sản 8,53 10,66 7,77 10,57 5,44 4,28

(Nguồn: Thống kê của Bộ kế hoạch đầu tư)

Đường lối chủ trương của Đảng trong giai đoạn nầy khởi đầu từ Nghị quyết

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX số 15-NQ/TW, ngày 18 tháng 3 năm 2002 về đẩy nhanh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010 xác định “Phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu…. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong kinh doanh lúa gạo, phân bón, phát triển chế biến nơng, lâm, thuỷ sản quy mô lớn, kỹ thuật cao và liên kết kinh tế có hiệu quả với các hộ nơng dân, hợp tác xã sản xuất nguyên liệu. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2010-2020 của Đảng đã chỉ rõ “Gắn kết chặt chẽ, hài hịa lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới”. [17]

Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định giải pháp: “Thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ "bốn nhà" (nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước) [16]

Ban Chấp hành Trung ương khố X về nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn đề ra giải pháp “ Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất hàng hố lớn”

Cơ chế chính sách của Nhà nước trong thời kỳ nầy, để cụ thể hóa những chủ

trương nêu trên của Đảng, đáng chú ý nhất là việc Chính phủ ban hành quyết định 80 trong đó đã qui định “Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa ( bao gồm nông sản, lâm sản, thủy sản và muối ) với người sản xuất ( hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nơng sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững”.[45]Theo Quyết định này, Việt Nam phấn đấu đến năm 2005, phương thức ký hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa chiếm 30% và năm 2010 là 50% sản lượng hàng hóa của một ngành sản xuất hàng hóa lớn. Để giải quyết các chính sách hỗ trợ của nhà nước theo quyết định 80, NHNN ban hành Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/9/2002 hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nơng sản hàng hóa. Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2003/TT-BTC ngày 10/1/2003 hướng dẫn một số vấn đề về tài chính. Quỹ hỗ trợ phát triển Việt Nam đã ban hành Công văn số 886/HTPT-TDĐP ngày 16/5/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định 80 trong phạm vi hệ thống của mình.

Sau hơn 5 năm triển khai Quyết định 80 cho thấy có nhiều kết quả tốt. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cịn có những hạn chế, tồn tại: nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ vì vậy Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg ngày 25/8/2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.

Thực tiễn thực hiện Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra hướng

đi tích cực giúp cho sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ, thu hút nhiều doanh nghiệp và nông dân tham gia. Thông qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, bước đầu đã gắn trách nhiệm các doanh nghiệp với người sản xuất; nơng dân có điều kiện tiếp nhận hỗ trợ về đầu tư, các biện pháp kỹ thuật, giá cả hợp lý, phấn khởi, yên tâm sản xuất, thu nhập từng bước được nâng cao; doanh nghiệp đã chủ động được nguyên liệu mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh. Ở nhiều địa

phương, một số ngành hàng đã hình thành mơ hình tốt liên kết giữa người nơng dân với doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ nơng sản.[47]

Tính đến năm 2005 tỉ lệ thực hiện tiêu thụ nơng sản qua hợp đồng với lúahàng hóa 6-9% sản lượng; cà phê 2-5% diện tích [47]; mía đường: 52%, thủy sản đạt hàng hóa 6-9% sản lượng; cà phê 2-5% diện tích [47]; mía đường: 52%, thủy sản đạt 2-3% sản lượng, Bơng: 100%[10].

Tính đến năm 2009-2010, lĩnh vực nông nghiệp: Tỉ lệ sản lượng nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng với lúa tăng lên 18% (2009); mía đường tăng lên 81% (2010); chè 9% (2009); Cà phê: 2,5%; rau quả : 0,9%; Bông: 100%; Sữa: 80% (2010). Ngành lâm nghiệp năm 2009 Tổng công ty đã thu mua qua hợp đồng với nông dân là 119.000 tấn chiếm 16.7 % tổng sản lượng thu mua. Lĩnh vực thủy sản: Tỷ lệ tiêu thụ thơng qua hình thức liên kết năm 2002 đạt 2-3%; Năm 2009 đạt 13% tổng sản lượng [10].

Tuy nhiên, q trình triển khai thực hiện cịn có những hạn chế, tồn tại: nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ; doanh nghiệp, hộ nơng dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện đúng cam kết đã ký; tỷ lệ nơng sản hàng hóa được tiêu thụ thơng qua hợp đồng còn rất thấp, doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh kịp thời hợp đồng bảo đảm hài hịa lợi ích của nơng dân khi có biến động về giá cả; trong một số trường hợp, nông dân không bán hoặc giao nông sản cho doanh nghiệp theo hợp đồng đã ký; xử lý vi phạm hợp đồng không kịp thời và chưa triệt để; tình trạng tranh mua, tranh bán vẫn xảy ra khi đã có hợp đồng.[47]

Một số điển hình có thể nêu lên trong giai đoạn nầy là: Cơng ty CP Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) tiêu biểu cho khối doanh nghiêp Nhà nước, Công ty TNHH Tấn Hưng( TP Hồ chí Minh) thuộc khối doanh nghiệp tư nhân và Cơng ty chăn nuôi CP Việt Nam (Thái Lan) tiêu biểu cho khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Cơng ty CP mía đường Lam sơn (Thanh Hóa) có vùng ngun liệu ổn định 15.000 – 20.000 héc ta và nông dân thực hiện tốt hợp đồng với công ty một phần là do nơng dân trồng mía được mua cổ phần chiếm 22,5% vốn điều lệ của công ty. Đây là lần đầu tiên ở nước ta người nông dân tham gia làm chủ doanh nghiệp. Công ty hỗ trợ nông dân vay vốn 10 triệu đồng/ha khơng tính lãi, thời hạn 3 năm để dồn điền, đổi thửa, thuê- mua đất, tích tụ đất trồng mía ổn định lâu dài. Đối với diện tích mía chuyển từ đất 1 vụ lúa sang trồng mía theo hợp đồng của nhà máy, Cơng ty cho vay dài hạn 5 năm khơng tính lãi số tiền 50 triệu đồng/ha, thời gian hồn trả là 5 năm, kể từ năm đầu có mía thu hoạch (Mỗi năm 10 triệu đồng tương ứng với 20 tấn

mía), vì vậy hợp đồng giữa hộ nơng dân với công ty là hợp đồng dài hạn[12].

Cơng ty TNHH Tấn Hưng ( TP Hồ chí Minh) mở rộng chương trình xuất khẩu gạo

ngon, lập cả dự án “Cánh đồng lúa vàng” đầu tư cho nơng dân ở ngoại thành TP Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, hướng dẫn kỹ thuật canh tác tiến bộ với giống lúa Nàng Thơm. Đến mùa, bao tiêu toàn bộ sản lượng lúa đặc sản để chế biến xuất khẩu. Công ty Tấn Hưng đặt quy trình cơng nghệ chăm chút nơng sản theo tiêu chuẩn “Chín sao”.

Theo đó, phải xuống giống cây trồng tốt, hồn tồn khơng bị sâu bệnh đạt “một sao”. “Sao” thứ hai là canh tác theo phương pháp xanh - sạch. Kế tiếp, thu hoạch sơ chế nông phẩm tại chỗ, đúng cách, bảo quản nghiêm ngặt. Nguyên liệu nhập về nhà máy được kiểm nghiệm 100%. Nhà xưởng chế biến sạch sẽ. Dây chuyền chế biến khép kín, riêng biệt. Đóng gói sản phẩm theo tiêu chuẩn vơ trùng. “Sao” thứ chín là thành phẩm an tồn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Nhờ có nguồn ngun liệu tốt, Cơng ty Tấn Hưng đầu tư xây dựng một công viên công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp Việt Nam rộng 20 ha ở Bình Điền, huyện Bình Chánh-TP Hồ Chí Minh, thuận lợi giao thông thủy bộ. Nhà xưởng ngăn nắp bảo đảm vệ sinh công nghiệp với trang thiết bị hiện đại[26].

Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam hiện nay là điển hình xuất sắc nhất

về thực hiện phương thức nông nghiệp hợp đồng trong lĩnh vực chăn ni heo, gà. Tất cả những hộ tham gia mơ hình chăn ni này đều được Cơng ty C.P đầu tư con giống, thức ăn, kỹ thuật và có bác sĩ thú y theo dõi, tư vấn q trình ni. Người ni được Công ty trả khoảng 5.500 đồng/con gà hoặc 3.000 đồng/kg heo hơi tăng trọng. Hơn nữa, nếu xảy ra rủi ro, các trại ni chỉ bị mất phần tiền cơng chăm sóc, cịn lại doanh nghiệp gánh chịu nên hợp đồng của cơng ty CP với nơng dân ln bền vững và có hiệu quả cho cả công ty và người nông dân[2]

Công ty hợp đồng với nông dân nuôi lợn theo phương thức gia cơng trong hợp đồng có qui định rõ chế độ thưởng và phạt; theo đó tỉ lệ lợn chết dưới 4% sẽ được thưởng tối đa là 200 đồng/kg. Tỉ lệ tiêu tốn thức ăn cao hơn tiêu chuẩn sẽ bị phạt 155 đồng/kg, còn thấp hơn tiêu chuẩn sẽ thưởng 300 đồng/kg. Cơng ty cũng có các thưởng phạt khác cho việc quản lý trại của hộ và thưởng thêm tiền điện cũng như các chi phí chăm sóc chuồng trại vượt tiêu chuẩn khác. Điều này đã khuyến khích các hộ đầu tư sửa sang chuồng trại, nhiều hộ xây dựng hệ thống chuồng kín, làm mát, cơng nghiệp hóa việc chăn ni lợn[2]

Tóm lại:Qúa trình hình thành và phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp

chế biến nông sản với nông dân ở Nước ta từ 1981 đến nay đã diễn ra trong 30 năm. Đó là một q trình kinh tế khách quan, tuy cịn nhiều khó khăn vướng mắc nhưng rất đa dạng, khơng ngừng được mở rộng và có triển vọng, gắn liền với 4 nhân tố nổi bậc đó là (i)Sự phát triển khơng ngừng của lực lượng sản xuất;(ii) Sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;(iii) Sự chuyển dịch cơ cấu nhiều thành phần kinh tế; (iv)Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;(v) Sự lãnh đạo của Đảng và vai trị tác động tích cực hỗ trợ dẫn dắt của Nhà nước.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LIÊN KẾT KINH TẾ GIỮA DOANHNGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂN

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w