Hiệu quả của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến với nông dân còn nhiều mặt yếu kém so với cơ chế thị trường

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 131 - 133)

- Về hiệu quả kinh tế thực hiện liên kết kinh tế cho nông dân ĐVT:Thang đo 5 điểm

2.4.3.3. Hiệu quả của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến với nông dân còn nhiều mặt yếu kém so với cơ chế thị trường

dân còn nhiều mặt yếu kém so với cơ chế thị trường

Về hiệu quả kinh tế cho nông dân:Biểu đồ 2.14 cho thấy cảm nhận bình quân

về hiệu quả kinh tế của nhóm nơng dân đã từng hợp đồng nhưng đã thôi hợp đồng lại với 4,5 điểm cao hơn so với nhóm nơng dân đang hợp đồng với 3,58 điểm. Điều đó cho thấy đã có nhiều trường hợp hợp đồng khơng mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân nên họ đã bỏ hợp đồng và tìm thấy hiệu quả hơn trong môi trường thị trường tự do. Điều nầy thường là với những cây con chưa phù hợp với phương thức hợp đồng như với cây ngô, cà phê, điều, lúa thường, rau sạch…

Đi sâu vào chi tiết, Bảng 2.5 và 2.6 cho thấy phương thức hợp đồng khơng có ưu điểm hoăc ưu thế không rõ ràng trên một số lĩnh vực như: Kỳ vọng mua vật tư với giá rẻ của hợp đồng (2,91) bị bác bỏ so với của hợp tác xã (3,40); chi phi tìm người

bán sản phẩm thấp (3,88) thấp hơn bán cho những người mua gom tư nhân (3,93); chi phí vận chuyển sản phẩm đi bán thấp (3,70) thấp hơn bán cho hợp tác xã (3,74); thanh toán tiền mua hàng chắc chắn và đầy đủ (3,92) thấp hơn bán cho người mua gom tư nhân(4,08) ; thanh toán tiền mua nhanh chóng và kịp thời(3,77) thấp hơn người mua gom tư nhân (4,20); thủ tục mua bán đơn giản ít phiền hà (3,90) thấp hơn bán cho người mua gom tư nhân (4,14); chi phí vận chuyển đi bán thấp (3,70) thấp hơn bán cho doanh nghiệp khơng hợp đồng(3,72); chí phí phân loại nơng sản thấp (3,55) thấp hơn bán cho người mua gom tư nhân (3,81); và cuối cùng là điểm số có giá bán cao chỉ có 2,84 thấp hơn bán cho người mua gom tư nhân 3,38.

Tổng quát lại hiệu quả kinh tế của phương thức hợp đồng được nông dân đang thực hiện hợp đồng cảm nhận kém hiệu quả trên các khía cạnh: Giá mua nơng sản không cạnh tranh, giá vật tư đầu tư cao, tiêu chuẩn chất lượng phức tạp, thủ tục mua bán, thanh tốn phiền hà tốn nhiều cơng sức của nơng dân.

Đáng chú ý là theo biểu đồ 2.15 chỉ có 22,7% nơng dân được hỏi cho biết họ tham gia hợp đồng vì muốn được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới. Điều đó cho thấy hiệu quả về áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho nông dân vốn là một mục tiêu cơ bản của liên kết tỏ ra rất mờ nhạt. Liên kết chưa trở thành mũi đột phá về kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp mà chỉ mới dừng lại ở việc khai thông thị trường tiêu thụ.

Về hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp chế biến: Bảng 2.7 cho thấy các doanh

nghiệp chế biến nơng sản cảm nhận tính khơng hiệu quả của phương thức liên kết với nơng dân ở một số tiêu chí như: Giá cả rẻ bị bác bỏ (2,62); nguồn cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy, ít rủi ro (2.96) bị bác bỏ và thấp hơn mua của cơng ty lớn(3.26); người bán ít có hành vi cơ hội làm hại đến doanh nghiệp(3,16) thấp hơn công ty lớn (3,25); người bán tuân thủ pháp luật trong mua bán (3,19) thấp hơn cơng ty lớn (3,53); người bán ít có tranh chấp với doanh nghiệp (1,9) thấp hơn công ty lớn (3,35).

Tổng kết lại phương thức mua nguyên liệu nông sản thông qua hợp đồng liên kết với nông dân theo cảm nhận của doanh nghiệp chế biến chưa có hiệu quả trên các khía cạnh: Gía cạnh tranh, tránh được rủi ro, hành vi cơ hội, tuân thủ pháp luật và ít tranh chấp.

Về hiệu quả kinh tế-xã hội: Do liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến

nông sản với nơng dân cịn q nhỏ bé, vai trị tạo bước đột phá về kỹ thuật và thị trường chưa thể hiện được nên liên kết chưa phát huy tốt vai trò tạo động lực mới

cho cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn; chưa giúp ích nhiều cho việc tạo nên chuỗi cung cấp, chuỗi giá trị nông sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu người tiêu dùng nội đia và phục vụ xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w