Nguyên nhân khách quan của những hạn chế và tồn tạ

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 133 - 135)

- Về hiệu quả kinh tế thực hiện liên kết kinh tế cho nông dân ĐVT:Thang đo 5 điểm

2.4.4.1. Nguyên nhân khách quan của những hạn chế và tồn tạ

Một là: Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nông nghiệp và công

nghiệp chế biến nước ta cịn thấp; qui mơ sản xuất của nơng dân cịn manh mún, phân tán, trình độ phát triển thị trường cịn hạn chế, xuất khẩu nơng sản phẩm chủ yếu là xuất khẩu thô nên áp lực của thị trường chưa đủ mạnh để thúc đẩy các doanh nghiệp cùng với nông dân xây dựng chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị ngành hàng.

Trước hết, đa số các doanh nghiệp chế biến nông sản của Việt Nam thuộc lọai doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang bị kỹ thuật lạc hậu, công nghệ sản xuất thuộc tầm trung và thấp so với trình độ cơng nghệ thế giới, nên những điều kiện khách quan về nhu cầu và khả năng thực hiện phương thức nông nghiệp hợp đồng còn thấp, chưa trở thành vấn đề cấp bách. Kết quả điều tra trên mẫu DN cho thấy theo sự tự đánh giá của doanh nghiệp: có 4,1% số doanh nghiệp có trình độ cơng nghệ rất thấp so với trình độ của thế giới; 6,1% có trình độ thấp; 42,9% có trình độ trung bình; 36,7% có trình độ khá và chỉ có 10,2% có trình độ cao.

Phần lớn doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam thực hiện công đoạn sơ chế (71,79% số xã có cơ sở chế biến)[75] sau đó bán lại cho các cơng ty thương mại xuất khẩu sản phẩm thô, chưa đi vào chế biến sâu để trở thành thành phẩm cung ứng cho người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ như hạt điều chỉ chế biến đến sản phẩm nhân hạt điều, cà phê chỉ chế biến đến cà phê hạt, lúa chỉ chế biến đến gạo…

Kết quả điều tra trên mẫu DN cho thấy theo sự tự đánh giá của doanh nghiệp : chỉ có 45,1% số doanh nghiệp có yêu cầu mức độ cao về chất lượng nguyên liệu ; có 43,1% có nhu cầu cao về độ đồng đều của nguyên liệu ; có 66,6 % có mức yêu cầu cao về kiểm sốt an tồn sinh hóa ; 47,1% có nhu cầu cao về truy xuất nguồn gốc. Vì vậy động lực để doanh nghiệp thực hiện liên kết với nông dân thông qua phương thức nông nghiệp hợp đồng chưa mạnh mẽ.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam chưa chịu áp lực mạnh mẽ của thị trường về u cầu sản phẩm có tính phân biệt cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,

có chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn quốc tế về an tồn sinh hóa cho người tiêu dùng cuối cùng.

Các doanh nghiệp chế biến nông sản Việt Nam đang hoạt động trong một môi trường đang phát triển tương ứng với thời kỳ thị trường tự do cạnh tranh. Theo kết quả điều tra trên mẫu DN cho thấy tuy đã ký hợp đồng với dân nhưng tỉ lệ sản lượng thực mua của nông dân hợp đồng chỉ là 71,76% tổng nhu cầu. Vì vậy, chỉ cần thông qua mạng lưới thương nhân buôn chuyến (Thương lái) là các doanh nghiệp chế biến nào, dù to hay nhỏ, dù lâu đời hay mới ra đời đều được thị trường cạnh tranh tự do đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho chế biến. Cho nên động lực để thực hiện nông nghiệp hợp đồng chưa thể cao.

Phần lớn nông dân Việt Nam là nông dân sản xuất nhỏ, với 99% số hộ ; chỉ có 1,1% là trang trại ; bình qn 1 hộ nơng dân chỉ có 0,63 ha. Xét trên phương diện nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của nơng dân và u cầu giảm chi phí quản lý của doanh nghiệp chế biến khi thực hiện liên kết kinh tế với nơng dân thì đây là một đặc điểm gây bất lợi cho quá trình liên kết. [46]

Kết quả điều tra trên mẫu ND1 cho thấy tỉ lệ hộ nghèo tham gia chỉ có 4,6% số hộ nghèo, tỉ lệ hộ sản xuất nhỏ tham gia hợp đồng chỉ có 3,9% số hộ sản xuất nhỏ. thấp hơn mức bình quân chung 5,05%. Ngược lại tỉ lệ tham gia của hộ giàu là 6,9% số hộ giàu, tỉ lệ hộ có qui mơ trang trại tham gia là 17,5% cao hơn rất nhiều so với mức bình quân chung.

Kết quả kiểm định chi bình phương về mối tương quan giữa tỉ lệ tham gia hợp đồng và qui mơ nơng hộ có chỉ số asymp sig = 0,000< 0,05 cho thấy qui mơ sản xuất có tác động đến tỉ lệ nơng dân hợp đồng. Kết quả điều tra thuộc mẫu ND2 cho thấy dù đã hợp đồng nhưng tỉ lệ bán sản lượng hộ rất nghèo chỉ có 20%, hộ nghèo 39,62%, hộ trung bình 50,09%, hộ khá 43,05%, cuối cùng là hộ giàu 45%.

Điều nầy cho thấy hộ nông dân sản xuất qui mơ lớn thích nghi tốt với phương thức hợp đồng trong khi đại đa số nông dân là tiểu nông nhỏ và tính bức thiết của nhu cầu tiêu thụ nơng sản của nông dân tiểu nông thông qua liên kết còn yếu, những người tiểu thương, thương lái mới là người bạn đồng hành quen thuộc của họ.

Hai là: Nền kinh tế nước ta lại là một nền kinh tế đang trong q trình chuyển đổi nên mơi trường kinh tế chưa lành mạnh, thể chế pháp luật chưa đồng bộ, kém

hiệu lực, chưa nghiên minh, nên chưa có đủ điều kiện khách quan để cho thể chế

liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân trở thành hiện tượng phổ biến. Liên kết kinh tế chỉ mới đóng vai trò hỗ trợ cho kinh tế thị trường và sự điều tiết quản lý của nhà nước. ĐVT:Thang đo 5 điểm

Biểu đồ 2.18:Thực hiện và hiệu quả các hình thức xử lý tranh chấp của doanh nghiệp chế biến đối với nông dân với các năm 2010.

Nguồn: Kết quả điều tra trên mẫu DN, tháng 5/2011.

Biểu đồ 2.18 cho thấy doanh nghiệp xác nhận sự lựa chọn và hiệu quả giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp khi nơng dân vi phạm hợp đồng với hình thức thương lượng với nơng dân là 3,5 và 3,32. Các hình thức xử lý khác như: khơng làm gì, đề nghị chính quyền địa phương giải quyết, có đơn thư khiếu nại, đưa ra tịa án giải quyết khơng phải là sự lựa chọn của đa số doanh nghiệp vì đa số trường hợp là không hiệu quả.

Kết quả điều tra 51 doanh nghiệp trên mẫu DN cho thấy có đến 64,7% số doanh nghiệp không thừa nhận môi trường pháp luật của nước ta là có hiệu lực và nghiêm minh. Ở cấp độ địa phương thì tỉ lệ đó cịn cao hơn đến 70,3%.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w