Về công tác qui hoạch thực hiện liên kết, cần nhận thức sâu sắc và rõ ràng

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 167 - 169)

hơn tầm quan trọng của công tác qui hoạch thực hiện liên kết vì:

+ Liên kết là một quan hệ kinh tế đặc thù và có điều kiện. Liên kết chỉ có thể thành cơng nếu việc lựa chọn loại cây con, vùng nguyên liệu có đủ các điều kiện khách quan và chủ quan để hình thành liên kết;

+ Việc qui hoạch liên kết giúp cho nhà nước, doanh nghiệp có cơ sở tập trung các nguồn lực có giới hạn của mình để đầu tư đúng đối tượng thì mới có thể đạt hiệu quả;

+ Thực hiện liên kết kinh tế là một việc rất khó thực hiện, dễ dẫn đến thất bại. Cho nên qui hoạch đúng sẽ giảm thiểu tổn thất khơng đáng có cho nhà nước, doanh nghiệp và nơng dân; cho niềm tin vào hiệu quả của thể chế liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản và nông dân.

Trước hết Nhà nước cần tập trung phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân cho ngành chế biến đang có mơ hình thực tiễn liên

kết tốt như: Bơng vải, mía đường, chè, cao su tiểu điền, ong mật, đay, rau sạch, nơng sản đặc sản có thương hiệu nổi tiếng, nơng sản chất lượng cao, sản xuất giống các loại, sữa bị, ni heo, gà cơng nghiệp, nuôi cá, tôm xuất khẩu, trồng rừng.

Tập trung phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân cho ngành chế biến đang có tình trạng mất cân đối cung cầu về nguyên liệu phục vụ chế biến, các cây con phi truyền thống, các loại nông sản chuyên biệt, các ngành hàng đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ nghiêm nhặt để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa và nhất là xuất khẩu dứa công nghiệp, bông vải, nông sản chất lượng cao, sữa bị, nơng sản nhập nội từ nước ngồi… Những nơng sản chun biệt ở nước ta hiện nay gồm: bơng vải, bị sữa, đay, mía..Những ngành hàng có u cầu chất lượng cao, an tồn thực phẩm cao và phải truy xuất được nguồn gốc xuất xứ bao gồm: Rau quả sạch, cá, tôm xuất khẩu.

Đi đôi với việc phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân đối với các vùng có nguồn nguyên liệu tập trung, vùng có cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp thuận lợi. Cần tận dụng tiềm năng phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân đối với các vùng có nguồn ngun liệu khơng tập trung, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng mới khai hoang, phục hóa mà điều kiện phát triển thị trường cịn gặp nhiều khó khăn, điều kiện giao thơng, cơ sở hạ tầng không thuận lợi.

Với doanh nghiệp chế biến, trước khi quyết định thực hiện liên kết kinh tế với nông dân cần tự hỏi xem doanh nghiệp mình có thật sự cần thiết và có đủ điều kiện để thực hiện thành cơng liên kết với nơng dân khơng? Những điều kiện đó là:

+ Có quan hệ kinh tế khách quan với nơng dân;

+ Có sự cần thiết thật sự phải sử dụng thể chế liên kết để thay thế hoặc hỗ trợ cho thị trường nhằm đảo bảo nguồn nguyên liệu cho sản sản xuất;

+ Có các hình thức phương pháp có hiệu quả để kiểm soát mối quan hệ liên kết. Nếu quyết định thực hiện liên kết với nông dân cần qui hoạch đúng vùng nguyên liệu cho mình. Việc qui hoạch vùng nguyên liệu cần chú ý kết hợp giữa vùng nguyên liệu tập trung với việc tận dụng những vùng có thể khơng thuận lợi về qui hoạch sản xuất nhưng lại có yếu tố thuận lợi về xây dựng và kiểm sốt quan hệ liên kết đó là những vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, vùng mới khai hoang, phục hóa có điều kiện

phát triển liên kết tốt. Ngồi ra việc điều tra các điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết, lao động dân cư, tập quán sản xuất, hạ tầng kỹ thuật là việc phải chú ý để đảm bảo cho sự phát triển của cây, con thuộc ngành nguyên liệu của doanh nghiệp mình.

Với nơng dân khơng nên chạy theo phong trào, làm theo người khác để ký kết hợp đồng liên kết với một doanh nghiệp chế biến nào đó một cách thiếu suy xét; mà cần tự hỏi xem mình có thể tiêu thụ sản phẩm trên thị trường một cách bình thường khơng? Nếu việc đó thật sự có khó khăn thì mới nghĩ đến việc liên kết. Cũng cần xem xét các yếu tố đầu vào của mình như: Kỹ thuật, vốn, nguồn cung ứng vật tư có gì khó khăn khơng?Nếu có và tìm thấy sự hỗ trợ thật sự của doanh nghiệp liên kết thì mới nên ký kết hợp đồng để đảm bảo hợp đồng đó là thật sự cần thiết và có cơ sở để thực hiện một cách nghiêm túc.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 167 - 169)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w