Trong việc thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản thông qua phương thức sản xuất theo hợp đồng hạn chế khó khăn đến từ nơng dân là:(i) Qui mô nhỏ phân tán; (ii) Chủ nghĩa cơ hội cao, ý thức pháp luật kém;(iii) Khả năng thương lượng thấp. Những hạn chế đó có thể được khắc phục thông qua các quan hệ xã hội và tổ chức kinh tế-xã hội của nông dân bao gồm: Quan hệ cộng đồng, làng xóm; hội nơng dân và quan trọng nhất là các HTX nơng nghiệp và các hình thức kinh tế hợp tác khác.
Tuy nhiên, khả năng thương lượng tương đối của các doanh nghiệp sẽ mạnh hơn khi họ độc quyền mua trong thị trường chế biến, khi có rất nhiều người sản xuất vơ tổ chức. Vì vậy sức nặng của hành động tập thể về phía những nơng dân có thể
tạo ra khả năng doanh nghiệp không thực hiện hợp đồng với nông dân để chuyển
sang phương thức tự sản xuất hoặc tìm kiếm nguồn cung cấp thay thế[70].
1.2.3.2. Những nhân tố bên trong- Đặc điểm của hộ nông dân. - Đặc điểm của hộ nông dân.
Quyết định của doanh nghiệp ký kết hợp đồng và đặc điểm của người sản xuất (Ví dụ, qui mơ sản xt) có mối quan hệ với nhau[70] Sự hiện diện của các chi phí giao dịch cố định để thực hiện hợp đồng là một động lực cơ bản để các doanh nghiệp giao dịch với những người nông dân sản xuất lớn. Số lượng các nhà sản xuất càng nhiều thì có nghĩa là càng cần nhiều các chuyến đi thực địa của
khuyến nông viên hơn, càng phải giám sát nhiều hơn các hành vi vi phạm thuốc trừ sâu, càng phải phân phối đầu vào nhiều hơn[70].
Về khía cạnh đầu tư, tăng số lượng các hộ nơng dân nhận đầu tư có thể tăng đáng kể chi phí hành chính cho các doanh nghiệp. Giao dịch với các hộ sản xuất nhỏ cũng gặp khó khăn vì các hộ sản xuất nhỏ có xu hướng phân tán về mặt địa lý và cũng không được tổ chức lại để dễ dàng giao dịch. [70]
Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng thực tế cho thấy rằng nông hộ nhỏ vẫn là đối tượng chủ yếu của phương thức nông nghiệp hợp đồng. Trong điều kiện môi trường thị trường khơng hồn hảo, các doanh nghiệp có nhu cầu hợp đồng với các hộ gia đình có diện tích đất đai nhỏ hẹp và đơng người vì họ thiếu tư liệu sản xuất và hạn chế về thu nhập thay thế và cơ hội sản xuất - là cái làm tăng sức mạnh thương lượng của doanh nghiệp[70]
Những hộ nơng dân có đầu tư tài sản chun biệt cao sẽ gắn bó hơn với nơng nghiệp hợp đồng vì nếu khơng tiếp tục hợp đồng thì họ khơng thể thu hồi chi phí đã đầu tư. Đầu tư cho tài sản chuyên biệt trong hợp đồng làm gia tăng tỉ lệ nơng dân
hồn thành hợp đồng [68]
Những hộ nơng dân thiếu kinh nghiệm sản xuất, trình độ văn hóa thấp, nơng dân có độ tuổi lớn hoặc đã có nguồn gốc nghề nghiệp phi nơng nghiệp, khả năng tiếp cận thị trường khó khăn có động lực mạnh hơn để ký kết hợp đồng với doanh nghiệp vì chính doanh nghiệp chế biến sẽ là người giúp đỡ họ khắc phục các yếu điểm đó[68].