Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến nông sản với nông dân tuy là một giải pháp mang tính đột phá của sản xuất chế biến nông sản

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 143 - 144)

- Bối cảnh trong nước

3.1.2.1. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến nông sản với nông dân tuy là một giải pháp mang tính đột phá của sản xuất chế biến nông sản

phẩm nhưng phải được thực hiện từng bước trên cơ sở các điều kiện.

Đây là quan điểm có tầm quan trọng hàng đầu trong hệ thống các quan điểm. Nó chi phối q trình xác định mục tiêu phải đạt tới, phạm vi áp dụng, giải pháp và bước đi của cả quá trình tổ chức thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân.

Cơ sở lý luận của quan điểm nầy là xuất phát từ vai trị vị trí của thể chế liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nơng dân đóng vai trị hỗ trợ cho thể chế thị trường, nhưng nó có vai trị đột phá trong việc giải quyết 3 vấn đề cơ bản của sản xuất nơng nghiệp đó là: Vốn, công nghệ và thị trường; giải quyết yêu cầu xây dựng chuỗi giá trị, chuỗi cung cấp ngành hàng nông sản phẩm. Tuy nhiên, nó là cái mới và do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ở nước ta chưa thể trở thành hiện tượng phổ biến trong một tầm nhìn ngắn hạn và nó chỉ hình thành trong những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định.

Cơ sở thực tiễn cho quan điểm nầy là bài học kinh nghiệm vừa qua trong thực hiện quyết định 80 của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng cho thấy việc đề ra mục tiêu muốn phổ cập thể chế nầy trong tầm nhìn ngắn hạn là khơng khả thi. Đã có rất nhiều ngành hàng

có tính phổ biến , có thị trường tiêu thụ bình thường, những doanh nghiệp chưa đủ điều kiện về tài chính, nhân lực, khả năng quản lý đã chạy theo phong trào ký kết hợp đồng nóng vội dẫn đến thất bại gây nhiều tổn thất cho cả doanh nghiệp và nơng dân; làm giảm lịng tin của dư luận xã hội về thể chế liên kết.

Nội dung của quan điểm trước hết đặt ra yêu cầu xem xét các điều kiện khách quan và chủ quan của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân bao gồm (i)Có hay khơng mối liên hệ kinh tế khách quan? (ii) Có thật sự cần thiết phải liên kết hay khơng so với cơ chế thị trường mở? (iii) Có khả năng kiểm sốt quan hệ liên kết hay không?.

Việc xem xét nầy không chỉ ở trong phạm vi cả nước, từng vùng mà quan trọng nhất là cho từng cây con, từng doanh nghiệp, từng hộ, trong những điều kiện thời gian và khơng gian cụ thể. Để từ đó có quyết định thực hiện hay khơng việc liên kết và liên kết như thế nào cho có kết quả, hiệu quả và bền vững. Mặt khác quan điểm nầy còn đặt ra yêu cầu nhận thức tính tích cực và xu hướng tiến bộ của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân là một xu hướng tất yếu khách quan mang tính đột phá cho sản xuất chế biến nơng sản phẩm nên cần tích cực xây dựng và thúc đẩy.

Tuy nhiên khơng nên tuyệt đối hóa vai trị của nó vốn chỉ là một thể chế hỗ trợ cho thị trường và hình thành có điều kiện. Vì vậy cũng khơng nên nóng vội đề ra những mục tiêu quá lớn muốn cho nó nhanh chóng trở thành một thể chế phổ biến ở nước ta trong thời gian ngắn hạn là khơng khả thi và có thể mang lại nhiều hệ lụy cho sản xuất và đời sống của nông dân. Thêm nữa, yếu tố quyết định liên kết có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất lớn vào mơ hình lựa chọn, nội dung hình thức thực hiện. Vì vậy cần xem xét cẩn thận những điều kiện để có sự lưa chọn giải pháp thích hợp.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w