nghiệp, là một loại hình tiên tiến của liên kết trong điều kiện của nước ta hiện nay.
Nếu được áp dụng nó sẽ tạo cơ sở kinh tế vững chắc cho mối quan hệ liên kết. Người nơng dân có cổ phần trong doanh nghiệp sẽ có thể tham gia vào cơng tác quản lý cơng ty, ít ra là có đại diện để tham gia vào đại hội đồng cổ đơng nên có điều kiện phản ảnh và bảo vệ lợi ích cho mình. Mặt khác khi có thể cùng chia lãi với doanh nghiệp chế biến thì sự nhất trí về lợi ích giữa đơi bên có sự thay đổi về chất. Theo đó nơng dân sẽ có trách nhiệm hơn với công ty trong việc bán sản phẩm và trả nơ đầu tư. Việc thống nhất về giá cả và tiêu chuẩn chất lượng cũng sẽ dễ dàng hơn.
Thách thức lớn nhất của loại hình nầy là sự thiếu quan tâm thực hiện của cả doanh nghiệp lẫn người nông dân.Với nông dân sự tự ti mặc cảm về sự tham gia cổ phần ít ỏi của mình là một rào cản của họ. Với doanh nghiệp phần nhiều khơng
muốn có sự tham gia của nông dân vào thể chế quản lý công ty. Vì vậy:
+ Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ một phần vốn để khuyến khích nơng dân mua cổ phần dưới dạng cổ phần ưu đãi;
+ Với những doanh nghiệp chế biến do nhà nước giữ cổ phần chi phối cần có qui định bắt buộc doanh nghiệp phải bán cổ phần cho nông dân theo một tỉ lệ tối thiểu nhất định;
+ Doanh nghiệp phải đồng thời ký hợp đồng liên kết sản xuất và đầu tư với nông dân là cổ đơng;
+ Doanh nghiệp phải có giải pháp để tăng dần tỉ lệ tham gia vốn góp cổ phần của nơng dân và phát huy đúng mức quyền lợi của họ với tư cách là cổ đông của doanh nghiệp.