Đây là hình thức lý tưởng nhất nhưng khơng dễ thực hiện, chỉ thích hợp với những nơi chính quyền địa phương có sư quan tâm chỉ đạo đúng mức, hoặc lồng ghép trong dự án phát triển sản xuất, dự án áp dụng tiến bộ kỹ thuật mang tính đột phá trọng điểm của địa phương, dự án giảm nghèo hoặc các dự án có sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Thách thức lớn nhất là sự phối hợp giữa các thành phần vì vậy cần:
+ Xác định rõ thành phần giữ vai trò điều phối chung và làm rõ chức năng nhiệm vụ, quyền lợi của từng thành phần theo đó trong mơ hình nầy nhà nước nên đóng vai trị điều phối, doanh nghiệp đóng vai trị tham ưu và nịng cốt thực hiện, nhà khoa học tích cực tham gia và nơng dân hưởng ứng.
+ Cần có kế hoạch hành động tỉ mỉ để làm căn cứ phối hợp giữa các thành phần hợp tác, liên kết;
+ Chú ý nhiều hơn đến độ bền, tính thường xuyên của thành phần cơ quan nhà nước và nhà khoa học.
+ Hình thức đa thành phần là một hình thức thường khơng thể kéo dài quá lâu hoặc thực hiện trên một phạm vi quá rộng rất dễ biến thành một sự hợp tác chung chung có danh mà khơng có thực. Vì vậy cần xây dựng các dự án, hình thức liên kết cụ thể tại một địa bàn cụ thể với một loại cây con cụ thể, trong một thời hạn nhất định nhằm mang tính đột phá, tiên phong để thực hiện nhằm dẫn dắt phong trào chung.
+ Các dự án, hình thức đa thành phần thường có sự tham gia mạnh mẽ của cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế với nhiều chính sách ưu đãi cho nông dân và doanh nghiệp về vốn vay ưu đãi và hỗ trợ chi phí sản xuất, chi phí quản quản lý, huấn luyện… nên khi tổng kết thường rất thành công nhưng khả năng nhân rộng thường khơng cao vì nó khơng dựa vào chính những điều kiện khách quan vốn có của nó. Vì vậy khi thực hiện hình thức nầy cần hạn chế bớt các chính sách ưu đãi và cẩn thận hơn với việc đánh giá các bài học kinh nghiệm mà nó mang lại.