Công tác tổ chức và cán bộ trong tổ chức thực hiện liên kết

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 97)

- Đặc điểm của nông sản nguyên liệu.

DOANH NGHIỆP CHẾBIẾN NÔNG SẢN VỚI NÔNG DÂ NỞ VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

2.2.4.5. Công tác tổ chức và cán bộ trong tổ chức thực hiện liên kết

Kết quả điều tra từ mẫu DN cho thấy các doanh nghiệp thường sử dụng một trong các hình thức sau đây để phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã trong việc tổ chức sản xuất và thực thi hợp đồng: Có hợp đồng trách nhiệm (42,1%), chỉ có cam kết với chính quyền địa phương qua quan hệ làm việc (34%), tổ chức hội nghị liên tịch (23,7%), chính sách khuyến khích vật chất với chính quyền cấp xã, ấp, thường là hình thức hỗ trợ chi phí trên kg sản phẩm thu mua được (23,7%). Ví dụ như chế độ nầy của ngành bông là 50đồng/kg bông hạt

Cũng theo kết quả điều tra trên ghi nhận có 48,1% số doanh nghiệp trả lương khoán sản phẩm cho nhân viên nơng vụ để gắn bó họ với kết quả sản xuất; 52% số doanh nghiệp trả lương thời gian cho nhân viên của mình. Tính bình qn mức

lương cho một nhân viên nơng vụ vào năm 2010 là 4.273.477đồng/người/tháng.

Thấp nhất là 2.100.000 đồng và cao nhất là 10.000.000 đồng/người/tháng. Số trường hợp mức lương dưới 3.000.000/người/tháng là 11,5%. Đây là mức lương

thấp không đủ trang trải cho cuộc sống của nhân viên có nhiều khả năng sẽ dẫn đến những hệ quả khơng tốt trong quan hệ với nông dân.

Việc tổ chức những người nơng dân cá thể vào các hình thức tập thể để tạo cầu nối cho doanh nghiệp quan hệ với nơng dân trong q trình thực hiện hợp đồng là cần thiết. Tuy nhiên do chất lượng các HTX nơng gnhiệp hiện cịn kém hiệu quả nên chỉ có 17,5% số doanh nghiệp chọn HTX làm đối tác ký kết hợp động. Số đông doanh nghiệp tiến hành hợp tác với tổ chức hội nơng dân Việt Nam sẵn có, hoặc sử dụng ngay cán bộ thôn, ấp làm cầu nối với nơng dân. Một số ít tự tổ chức ra các nhóm hộ nơng dân để hỗ trợ cho công tác triển khai hợp đồng.

Nhìn chung khâu yếu của cơng tác tổ chức, cán bộ của doanh nghiệp hiện nay là chưa quản lý tốt được hành vi của nhân viên với khơng ít những biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với nông dân. Việc tổ chức nông dân lại để tạo thuận lợi cho việc triển khai hợp đồng cũng chưa được chú trọng làm cho quan hệ hợp đồng với nơng dân cịn hạn chế và chưa thật hiệu quả.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w