ách tắt nhất, cấp bách nhất của thực tiễn thực hiện liên kết hiện nay để: + Nâng cao chất lượng và tính khả thi cho hợp đồng;
+ Thể hiện vai trò trọng yếu nhất của nhà nước trong quá trình thực hiện hợp đồng; + Hạn chế các biểu hiện vi phạm hợp đồng, các tranh chấp hợp đồng bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cả hai bên doanh nghiệp và nơng dân, tăng thêm lịng tin vào giá trị thực hiện của hợp đồng.
Để làm tốt nầy cần:
+ Hoàn thiện các điều khoản hợp đồng mới có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp;
+ Nhà nước hoặc hội nông dân Việt Nam cần tổ chức dịch vụ tư vấn pháp lý cho nơng dân để tham gia vào việc góp ý cho nơng dân tham gia đàm phán, ký kết và xử lý cả tranh chấp hợp đồng.
+ Nhà nước nên có qui định giao trách nhiệm chính cho UBND Xã là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức xử lý tranh chấp dưới các hình thức như: Thành lập trọng tài kinh tế, Tổ chức hội đồng hòa giải, hoặc giao cho ban tư pháp ở cấp xã ở cấp xã để xử lý tranh chấp giữa hai bên.
+ Người nơng dân thường khơng có thói quen kiện tụng nên chính quyền, đồn thể địa phương cần chủ động làm tốt công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên để có biện pháp chủ động xử lý những biểu hiện vi phạm hợp đồng của bất cứ bên nào nông dân hay doanh nghiệp.
3.2.4. Cải thiện môi trường pháp luật, nâng cao hiệu lực hợp đồng vàhồn thiện các chính sách nhà nước tạo mơi trường vĩ mơ, chính sách hỗ hồn thiện các chính sách nhà nước tạo mơi trường vĩ mơ, chính sách hỗ trợ trực tiếp để tạo điều kiện cho liên kết phát triển
3.2.4.1. Cải thiện môi trường pháp luật, nâng cao hiệu lực hợp đồng
Mơi trường pháp luật có hiệu lực ln là nhân tố cơ sở cho sự hình thành và phát triển mọi quan hệ kinh tế-xã hội trong đó có quan hệ liên kết kinh tế. Đối với việc xây dựng liên kết giữa doanh nghiệp với nơng dân ở nước ta thì đây là giải pháp trọng yếu nhất, cấp bách nhất vì:
- Thể chế pháp luật của xã hội nước ta đang trong quá trình chuyển đổi nên rất chưa hồn thiện, cịn nhiều bất cập, thiếu rõ ràng, minh bạch và kém hiệu lực và thiếu nghiêm minh.
- Nông dân là một đối tượng đặt thù của pháp luật biểu hiện ở trình độ am hiểu pháp luật thấp; thói quen hành động theo tập qn tập tục là chính; có thói quen khiếu nại hành chính chứ chưa có thói quen khiếu kiện tịa án; khơng có nhiều tài sản để thi hành các bản án dân sự nếu có; các quan hệ tài sản rất nhỏ khơng tương xứng với chi phí thủ tục pháp lý phải bỏ ra.
Để cải thiện môi trường pháp luật nâng cao hiệu lực hợp đồng, hiệu quả giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện cho liên kết phát triển cần thực hiện hai việc: Hoàn thiện các điều khoản luật pháp và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật có liên quan đến thực hiện hợp đồng liên kết.
- Hồn thiện các điều khoản luật pháp có liên quan đến thực hiện hợp đồng liên kết.
Hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân là loại hợp đồng kinh tế. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm phải trên cơ sở tuân thủ đúng các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế trong cơ chế thị trường nước ta. Tuy nhiên có một số khía cạnh của pháp luật chưa thật phù hợp với hình thức hợp đồng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân cần làm rõ, bổ sung cụ thể như sau:
+ Sau khi pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/9/1989 và sửa đổi năm 1992 hết hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006 thì mọi giao dịch hợp đồng sản xuất, thương mại, dịch vụ điều được điều chỉnh bởi bộ luật dân sự do quốc hội khóa IX
nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/10/1995 và luật thương mại do quốc hội khóa XI thơng qua ngày 14/06/2005.
Tuy nhiện hai bộ luật đó chỉ có những điều khoản qui định về một số loại hợp đồng như: Hợp đồng mua bán tài sản; hợp đồng mua bán nhà, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng mượn tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng gia công, hợp đồng giữ tài sản, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng ủy quyền; mà khơng có điều khoản nào qui định về loại hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nơng sản vốn mang tính tổng hợp vừa là hợp đồng mua, bán tài sản, sản phẩm, vừa là hợp đồng tín dụng, vừa là hợp đồng dịch vụ vì vậy khi thực tế tranh chấp hợp đồng xảy ra khó tìm được cơ sở pháp lý thống nhất để xử lý. Vì vậy cần bổ sung loại hợp đồng nầy vào bộ luật dân sự và luật thương mại để có đủ cơ sở pháp lý thi hành.
+ Trong luật thương mại tại điều 317 mục 2 qui định về giải quyết tranh chấp trong thương mại chỉ qui định 3 hình thức giải quyết tranh chấp là: Thương lượng, hòa giải bởi bên thứ 3 và giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án. Như vậy như với thực trạng về đặc điểm tâm lý-xã hội của cả doanh nghiệp và nơng dân hiện nay chỉ có 2 cách xử lý tranh chấp khả thi là thương lượng giữa hai bên hoặc chính quyền xã, thơn đứng ra hịa giải. Chính quyền địa phương khơng có thẩm quyền xử lý tranh chấp hoặc xử phạt hành chính với cả doanh nghiệp và nơng dân do đó dẫn đến tính hiệu lực của hợp đồng rất kém. Vì vậy cần qui định quyền của UBND Xã xử lý tranh chấp và xử phạt hành chính cho hoặc có qui định pháp luật cho thành lập trọng tài tại cấp xã để xử lý tranh chấp hợp đồng liên kết hoặc hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản trong bộ luật dân sự hoặc luật thương mại để nâng cao tính hiệu lực hợp đồng.
- Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật có liên quan đến thực hiện hợp đồng liên kết
Ngoài việc thiếu chế tài pháp luật, nguyên nhân chính làm cho hợp đồng liên kết kém hiệu lực là việc thực thi pháp luật trong thực tế thực hiện hợp đồng. Vì vậy để cải thiện mơi trường pháp luật cho liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến kinh doanh nông sản với nông dân cần
+ Tăng cường giáo dục pháp luật cho nông dân và doanh nghiệp hợp đồng. + Nhà nước, Hội nơng dân có tổ chức hỗ trợ dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho nơng dân
+ Phát huy vai trị của Hội nơng dân và các đoàn thể quần chúng trong việc bảo vệ quyền lợi cũng như thực hiện nghĩa vụ của nông dân đối với hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
+ Phát huy vai trị chính quyền huyện, xã, thơn, trong công tác kiểm tra, giám sát chủ động phát hiện tình trạng vi phạm hợp đồng và có giải pháp xử lý thích hợp theo thẩm quyền của mình.
+ Trong những vùng nguyên liệu tập trung đã được chính quyền địa phương hoặc hiệp hội ngành hàng phân vùng đầu tư và thu mua cho một doanh nghiệp chế biến mang tính độc quyền có sự bảo hộ của nhà nước thì chính quyền địa phương Tỉnh, huyện, xã cần giữ quyền tham gia hoạch định và kiểm soát việc thực thi các điều khỏan hợp đồng nhất là giá cả, chất lượng sản phẩm và thanh tốn cơng nợ.