Sự quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 48 - 49)

Trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản, sự quản lý của Nhà nước tác động vào mối quan hệ liên kết giữa nhà nông và nhà doanh nghiêp rất quan trọng. Nhà nước phải xây dựng quy hoạch các vùng sản xuất nông sản, cũng như xử lý nghiêm minh những vi phạm hợp đồng của các bên đối tác theo pháp luật[14]. Khung pháp lý của các hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng tiêu thụ nơng sản nói riêng phải dần được nhà nước hồn thiện, đồng thời là người xác nhận tính pháp lý của hợp đồng.

Bên cạnh đó, các nhà quản lý phải hoạch định được những chính sách thích

hợp nhằm thúc đẩy q trình liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, chế biến và tiêu

thụ sản phẩm thông qua sự phối hợp nhịp nhàng giữa nhà nông, nhà doanh nghiệp,

nhà khoa học và Nhà nước, tạo sự gắn bó vì lợi ích chung của cả cộng đồng [74]. Vai trò quan trọng của nhà nước trong việc quản lý và kiểm soát các quan hệ độc quyền khi hợp đồng được thiết lập để bảo đảm sự công bằng của mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nơng dân. Vì giữa cơng ty lớn và người sản xuất nhỏ thì ưu thế mặc cả thuộc về thành phần thứ nhất. [63]

Tuy nhiên các can thiệp của nhà nước chỉ nên hạn chế ở mức đưa ra các động lực kinh tế, thông tin và hỗ trợ kỹ thuật cho hợp đồng nông sản. Nếu không, sự can thiệp quá nhiều của nhà nước có thể bóp méo thị trường và động lực cho sự hữu hiệu của hợp đồng nông sản [48]hoặc ngăn cản một cách tình cờ hợp đồng với nhà sản xuất nhỏ[70]. Điều đó cho thấy khơng phải cái gì có lợi cho nơng dân, cho sản

xuất đều thúc đẩy hình thức hợp đồng và ngược lại.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w