Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến nông sản với nông dân phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản: Có kết quả, hiệu quả và có tính bền vững

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 144 - 145)

- Bối cảnh trong nước

3.1.2.2. Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chếbiến nông sản với nông dân phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản: Có kết quả, hiệu quả và có tính bền vững

phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản: Có kết quả, hiệu quả và có tính bền vững

Đây là quan điểm chỉ đạo mục tiêu cuối cùng mà liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân phải hướng tới. Đồng thời cũng là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của liên kết.

Cơ sở lý luận của quan điểm nầy là sự hình thành và phát triển của một thể

chế cũng là một quá trình cạnh tranh với các thể chế khác; theo đó thể chế liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nơng sản với nơng dân chỉ có thể xác lập nếu nó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn thể chế khác tức thị trường và nhà nước trong cùng một hoàn cảnh áp dụng.

Cơ sở thực tiễn của quan điểm nầy là bài học thành công của những doanh nghiệp chế biến có khả năng mua giá nơng sản cao hơn giá thị trường cho nông dân. Ngược lại sự thất bại hiển nhiên của những hợp đồng vi phạm lợi ích khách quan của nông dân trên các lĩnh vực như: Giá cả thấp hơn giá thị trường, tiêu chuẩn chất lượng lại phức tạp, khó khăn hơn tiêu chuẩn của thị trường, phương thức mua bán phiền hà hơn cơ chế chị trường.

Nội dung của quan điểm nầy trước hết đặt ra nguyên tắc liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nơng sản với nơng dân phải có kết quả thể hiện trên hai phương diện số lượng và cả chất lượng liên kết. Có kết quả chưa đồng nhất với hiệu quả cho nên hiệu quả của liên kết bao gồm cả hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp chế biến, cho nơng dân và hiệu quả kinh tế-xã hội cho tồn bộ xã hội phải được thể hiện cụ thể.

Hiệu quả kinh tế của liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân bao gồm việc ổn định nguồn nguyên liệu có chất lượng cho doanh nghiệp chế biến, đảm bảo tiêu thụ hết nông sản hàng hóa cho nơng dân. Nhưng điều quan trọng hơn là liên kết phải tạo ra một giá trị gia tăng cho sản phẩm, dựa trên cơ sở thương hiệu, nhãn hiệu có giá trị cao, sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh cao, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất làm gia tăng chất lượng nông sản kéo theo khả năng gia tăng giá trị cho nông sản nguyên liệu, làm cho nó có giá cả cao hơn, mang lại lợi ích lớn hơn cho từng khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng nơng sản. Có như vậy liên kết kinh tế mới trở thành một tất yếu khách quan và nhờ đó nó mới mang tính bền vững lâu dài trong mối quan hệ giữa hai bên, doanh nghiệp chế biến và nông dân.

Một phần của tài liệu LIEN_KT_KINH_T_GIA_DOANH_NGHIP_CH_B (Trang 144 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(194 trang)
w