- Về hiệu quả kinh tế thực hiện liên kết kinh tế cho nông dân ĐVT:Thang đo 5 điểm
2.4.3.2. Chất lượng thực hiện thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nơng dân cịn thấp biểu hiện nhiều bất cập.
Theo Kết quả điều tra từ hộ nông dân trên mẫu ND2,tỉ lệ trung bình nơng dân
khơng chịu bán sản lượng theo cam kết hợp đồng cho doanh nghiệp chế biến trong những ngành hàng đang hợp đồng là 11,8%. Biểu đồ 2.11 và 2.12 cho thấy có khoảng 80% số hộ nông dân không bán đủ sản lượng cam kết và 8,1% số hộ nông dân không trả nợ cho doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.17. Những hình thức vi phạm hợp đồng của nông dân theo đánh giá của doanh nghiệp chế biến năm 2010
Nguồn: Kết quả điều tra trên mẫu ND2, tháng 5/2011. Theo Kết quả điều tra từ doanh nghiệp, biểu đồ 2.18 cho thấy có 66,7% số
doanh nghiệp đang hợp đồng cho biết nông dân thường bán sản phẩm đã hợp đồng cho doanh nghiệp khác, 51,5% số doanh nghiệp phản ảnh nông dân thường không bán đủ sản lượng đã cam kết cho doanh nghiệp, 18,2% số doanh nghiệp phản ảnh nông dân không trả nợ đầu tư cho doanh nghiệp,
Với những ngành hàng khác đã từng thực hiện hợp đồng theo quyết định 80 nhưng nhưng không thực hiện nữa hoặc thực hiện cầm chừng như: cà phê, ngô, lúa thường, điều… thì tình hình thực hiện hợp đồng là rất khó khăn doanh nghiệp khơng mua được sản phẩm, khơng thu được nợ nên khơng cịn là những ngành hàng có nhiều hợp đồng.
Công ty dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp An Giang đã liên kết và ký kết hợp đồng đầu tư bán chịu giống cho nông dân và mua lại sản phẩm lúa với giá cố định khi đến vụ thu hoạch thì một doanh nghiệp khác nhảy vào mua với giá cao hơn 1.000
đồng/kg so với hợp đồng ký kết, nông dân bán ngay cho doanh nghiệp đó, khiến cơng ty vừa không mua được sản phẩm vừa mất luôn cả số tiền đầu tư ban đầu[32].
Năm 2006 Công ty CP kinh doanh tổng hợp Miền Đông (Đồng Nai) ký hợp đồng sản xuất hơn 200 ha ngô với nông dân kèm theo đầu tư giống, phân, thuốc nhưng đến vụ thu hoạch công ty chỉ mua được 5% sản lượng ký kết và thu được 30% số nợ đầu tư cho nơng dân. Từ đó cơng ty khơng cịn dám nghĩ đến việc hợp đồng trồng ngô với nông dân nữa [11].
Công ty cà phê EAPOK(Đak Lak) với kết quả thực hiện hợp đồng từ năm 2002 – 2005: Trong số 471 hộ nơng dân có ký kết hợp đồng tiêu thụ cà phê với doanh nghiệp, chỉ có 374 hộ thực hiện tốt hợp đồng đã ký, chiếm 79,4%, còn 20,6% số hộ vi phạm hợp đồng. Một số khoản công nợ dây dưa, kéo dài, mất khả năng thanh toán, làm mất vốn của doanh nghiệp. Do đó từ năm 2006 đến nay doanh nghiệp khơng ký kết hợp đồng tiêu thụ cà phê trực tiếp với hộ nông dân nữa [12].
Nhà máy điều Đạ Huoai (Lâm đồng) số lượng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm và diện tích ký hợp đồng của nhà máy cho các hộ dân trồng điều ngày càng giảm trong những năm qua vì vậy nhà máy đã phải tiến hành xem xét việc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân từ năm 1999[36].
Hiện tượng doanh nghiệp chế biến vi phạm hợp đồng gây tổn thất cho nông dân cũng khơng ít. Điển hình như: Theo hợp đồng (số 01/2007/HĐLKSXG) giữa Cơng ty cổ phần Giống nông lâm nghiệp Quảng Nam với Hợp tác xã Kinh doanh - dịch vụ sản xuất nơng nghiệp 1 Điện Hồng, ký ngày 20-12-2007, thì vụ đơng xuân 2007-2008, HTX 1 Điện Hồng liên kết với Công ty Giống sản xuất hạt giống lúa lai F1 Nhị ưu 838, trên tổng diện tích 11ha, với phương thức quy đổi 1kg giống lúa bằng 4kg lúa thương phẩm.
Tuy nhiên đến cuối vụ thu hoạch Công ty Giống bất ngờ thông báo giá thu mua 1kg giống lúa lai Nhị ưu 838 là 23.000 đồng Trong khi tại thời điểm đó, trên thị trường, giá lúa thương phẩm giống Xi 23 là 6.500 đồng/kg. Nếu quy đổi theo cam kết trong hợp đồng trước vụ sản xuất thì cơng ty phải trả cho nơng dân 26.000 đồng/kg giống. Cuối cùng lô giống với số lượng 32 tấn lúa lai Nhị ưu 838 ở kho HTX, công ty không mua với lý do không đạt chất lượng tỉ lệ nẩy mầm, chỉ đạt 60- 67% nhưng thực chất là do tranh chấp về giá cả[3].
Một trường hợp khác, Công ty C.D. (Đồng Tháp) ký hợp đồng mua cá tra với
nhiều nông dân, hẹn khoảng nửa tháng sau sẽ bắt cá. Thế nhưng khi thấy giá cá trên thị trường có dấu hiệu sụt giảm, DN này lần lữa khơng chịu mua. Ơng Lạc Hồng Thắng, xã Phú Thạnh, huyện Phú Tân, bức xúc “Họ đến tận ao lấy mẫu thử đạt tiêu
chuẩn rồi ký hợp đồng mua 80 tấn cá của tơi với giá 28.400 đồng/kg. Sau đó tự hạ giá xuống cịn 26.500 đồng/kg. Tính ra thiệt gần 200 triệu đồng. Lúc đưa cá về nhà máy họ còn viện lý do này nọ để cấn trừ tiền đủ thứ”[35].
Gần chục hộ nuôi lân cận cho biết thêm cuối năm trước từng bán cá cho Công ty C.D., hợp đồng ghi rõ thời hạn thanh toán dứt điểm trong 30 ngày nhưng phải bốn tháng sau họ mới nhận đủ tiền. Ơng Nguyễn Hữu Ngun, huyện Châu Phú thắc mắc“Cơng ty C.D. bảo cá bị nhiễm kháng sinh nên không mua. Trong
khi đó mấy cơng ty khác thử thì khơng nhiễm. Phải chăng họ làm vậy để ép giá nông dân?” [35].
Theo kết quả điều tra về mức độ hài lịng của nơng dân đối với doanh nghiệp
trong quan hệ hợp đồng trong bảng 2.4 cho thấy kết quả bình quân là 3,90 khơng cao, chỉ ở mức trung bình thấp
Tóm lại: Về chất lượng liên kết, tình trạng tranh chấp hợp đồng, vi phạm hợp đồng tràn lan, thiếu tính bền vững, các biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, chạy theo lợi ích trước mắt phát triển mạnh, mức độ hài lòng và lòng tin giữa doanh nghiệp với nông dân về quan hệ liên kết kinh tế với doanh nghiệp thấp và xu hướng phát triển có phầm sút giảm rõ rệt, cầm chừng so với lúc mới ban hành quyết định 80.