Trường hợp phát hành GTCG có phụ trội (Giá phát hành > Mệnh giá, chênh lệch lớn hơn giữa mệnh giá và giá phát hành được gọi là phụ trội của GTCG)

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 28 - 31)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

c) Trường hợp phát hành GTCG có phụ trội (Giá phát hành > Mệnh giá, chênh lệch lớn hơn giữa mệnh giá và giá phát hành được gọi là phụ trội của GTCG)

hơn giữa mệnh giá và giá phát hành được gọi là phụ trội của GTCG)

c1) Hình thức phát hành GTCG có phụ trội và trả lãi trước

* Nghiệp vụ phát hành: Dựa vào chứng từ thu tiền khi phát hành, kế toán ghi: NợTK388 – Lãi kỳ hạn trả trước

NợTK10, 42 – Số tiền thu được khi phát hành

(Mệnh giá + Phụ trội – Lãi kỳ hạn trả trước) CóTK431, 434 – Mệnh giá của GTCG

CóTK433, 436 – Số tiền phụ trội của GTCG

* Nghiệp vụ phân bổ lãi trả trước và số tiền phụ trội GTCG: Định kỳ (cuối hàng tháng) tiến hành tính và phân bổ lãi trả trước vào chi phí trả lãi cho kỳ kế tốn; đồng thời phân bổ phụ trội ghi giảm chi phí trả lãi cho GTCG, kế tốn ghi: (Cách tính số tiền lãi, số tiền phụ trội GTCG phân bổ hàng tháng tương tự như đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, loại trả lãi trước)

- Nghiệp vụ phân bổ lãi trả trước tính vào chi phí trả lãi phát hành GTCG cho tháng kế toán hiện tại, dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK803 – Số tiền lãi phân bổ

CóTK388 – Số tiền lãi phân bổ

- Nghiệp vụ phân bổ số tiền phụ trội ghi giảm chi phí trả lãi phát hành GTCG cho tháng kế toán hiện tại, dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

* Nghiệp vụ thanh toán (Mệnh giá GTCG) khi đến hạn: Dựa vào chứng từ chi tiền, kế tốn ghi: NợTK431, 434 – Mệnh giá của GTCG

CóTK10, 42 – Mệnh giá của GTCG

Đồng thời phân bổ số tiền phụ trội GTCG để ghi chi phí trả lãi cho tháng cuối cùng (hoặc kỳ cuối) của kỳ hạn, dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

Và phân bổ số tiền lãi trả trước vào chi phí trả lãi cho tháng cuối của kỳ hạn, ghi: NợTK803 – Số tiền lãi phân bổ

CóTK388 – Số tiền lãi phân bổ

c2) Hình thức phát hành GTCG có phụ trội và trả lãi theo tháng (hoặc định kỳ)

NợTK10, 42 – Số tiền thu được khi phát hành (Giá phát hành) CóTK431, 434 – Mệnh giá của GTCG

CóTK433, 436 – Số tiền phụ trội của GTCG * Nghiệp vụ trả lãi tháng kỳ hạn (hoặc lãi định kỳ):

(Cách tính và số tiền lãi, số tiền phụ trội GTCG phân bổ hàng tháng tương tự như đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, loại trả lãi theo tháng hoặc theo định kỳ)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp thực thu – thực chi

+) Khi đến hạn trả lãi tháng kỳ hạn (hoặc định kỳ), ngân hàng tiến hành tính và hạch tốn trả lãi của tháng kỳ hạn vào chi phí trả lãi tháng kế toán hiện tại, dựa vào chứng từ trả lãi, kế toán ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi tháng kỳ hạn (hoặc 1 định kỳ)

Có TK10, 42 – Số tiền lãi tháng kỳ hạn (hoặc 1 định kỳ)

Đồng thời tính và phân bổ số tiền phụ trội GTCG tương ứng của tháng kỳ hạn để ghi giảm chi phí trả lãi cho tháng kế tốn hiện tại, dựa vào chứng từ phân bổ kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ tháng kỳ hạn (hoặc 1 định kỳ) CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ tháng kỳ hạn (hoặc 1 định kỳ)

+) Khi đáo hạn, ngân hàng tiến hành thanh toán mệnh giá của GTCG và lãi tháng kỳ hạn cuối (hoặc định kỳ cuối), dựa vào chứng từ chi tiền, kế toán ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi tháng kỳ hạn (hoặc định kỳ) cuối NợTK431, 434 – Mệnh giá của GTCG

CóTK10, 42 – Mệnh giá của GTCG và lãi tháng (định kỳ) cuối kỳ hạn

Đồng thời phân bổ số tiền phụ trội GTCG để ghi chi phí trả lãi cho tháng cuối cùng (hoặc kỳ cuối) của kỳ hạn, dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu – dự chi

+) Cuối mỗi tháng kế tốn trong kỳ hạn, ngân hàng tiến hành tính và hạch tốn lãi dự trả của tháng kế tốn để đưa vào chi phí trả lãi cho tháng kế tốn hiện tại, ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi dự trả

Có TKlãi dự trả (4921, 4922) – Số tiền lãi dự trả

Đồng thời phân bổ số tiền phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí trả lãi cho tháng kế tốn hiện tại (hoặc kỳ hiện tại), dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ cho tháng kế tốn hiện tại CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ cho tháng kế toán hiện tại +) Đến hạn thanh toán lãi tháng của kỳ hạn, dựa vào chứng từ chi trả lãi, kế toán ghi:

Nợ TKlãi dự trả (4921, 4922) – Số tiền lãi đã dự trả của tháng kế toán hiện tại Nợ TK803 – Số tiền lãi chưa dự trả của tháng kế tốn hiện tại

Có TK10, 42 – Số tiền lãi trả cho tháng kỳ hạn

+) Cuối kỳ hạn (đáo hạn) thanh toán mệnh giá và lãi tháng cuối của kỳ hạn cho khách hàng, kế toán dựa vào chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi tháng cuối của kỳ hạn chưa dự trả

Nợ TKlãi dự trả (4921, 4922) – Số tiền lãi tháng cuối của kỳ hạn đã dự trả Nợ TK431, 432 – Mệnh giá của GTCG

Có TK10, 42 – Tổng số tiền mệnh giá và lãi tháng cuối kỳ hạn

Đồng thời phân bổ số tiền phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí trả lãi cho tháng cuối kỳ hạn (hoặc kỳ cuối), dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

c3) Hình thức phát hành GTCG có phụ trội và trả lãi sau

* Nghiệp vụ phát hành: Dựa vào chứng từ thu tiền khi phát hành, kế toán ghi: NợTK10, 42 – Số tiền thu được khi phát hành (Giá phát hành)

CóTK431, 434 – Mệnh giá của GTCG CóTK433, 436 – Số tiền phụ trội của GTCG * Nghiệp vụ dự trả lãi và phân bổ phụ trội GTCG:

- Nghiệp vụ dự trả lãi hàng tháng trong kỳ hạn: Cuối mỗi tháng kế toán trong kỳ hạn, kế tốn tiến hành tính và hạch tốn lãi dự trả của tháng kế tốn hiện tại để đưa vào chi phí trả lãi cho tháng kế toán hiện tại, dựa vào chứng từ hạch toán, kế toán ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi dự trả

Có TKlãi dự trả (4921, 4922) – Số tiền lãi dự trả

- Nghiệp vụ phân bổ phụ trội GTCG hàng tháng trong kỳ hạn: Cuối mỗi tháng kế tốn trong kỳ hạn, kế tốn tiến hành tính và hạch tốn số tiền phụ trội để ghi giảm chi phí trả lãi cho tháng kiến toán hiện tại, dựa vào chứng từ hạch toán, kế toán ghi:

Nợ TK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ Có TK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

* Nghiệp vụ thanh toán GTCG khi đáo hạn: Cuối kỳ hạn (đáo hạn) ngân hàng tiến hành thanh toán mệnh giá và lãi kỳ hạn cho khách hàng, kế toán dựa vào chứng từ chi tiền, ghi:

Nợ TK803 – Số tiền lãi tháng cuối của kỳ hạn chưa dự trả

Nợ TKlãi dự trả (4921, 4922) – Số tiền lãi tích lũy của kỳ hạn đã dự trả Nợ TK431, 432 – Mệnh giá của GTCG

Có TK10, 42 – Tổng số tiền mệnh giá và lãi kỳ hạn của GTCG

Đồng thời phân bổ số tiền phụ trội GTCG để ghi giảm chi phí trả lãi cho tháng cuối kỳ hạn (hoặc kỳ cuối), dựa vào chứng từ phân bổ, kế toán ghi:

NợTK433, 436 – Số tiền phụ trội phân bổ CóTK803 – Số tiền phụ trội phân bổ

Ví dụ: Tại NHA trong kỳ có phát sinh một số nghiệp vụ sau (ngân hàng tính lãi đơn):

(1) NHA phát hành 1.000 kỳ phiếu mệnh giá 1.000.000 đ/kp, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 1%/tháng, loại trả lãi trước và giá phát hành là 970.000 đ/cp thu bằng tiền mặt. Đồng thời tiến hành phân bổ lãi trả trước và chiết khấu cho tháng đầu tiên.

Ta có định khoản nghiệp vụ phát hành và trả lãi trước:

Nợ TK388 – 1.000 cp (x) 1.000.000 (x) 1% (x) 3 = 30.000.000 đồng Nợ TK432 – 1.000 cp (x) 30.000 = 30.000.000 đồng

Nợ TK1011 – 1.000.000.000 – 60.000.000 = 940.000.000 đồng Có TK431 – 1.000 cp (x) 1.000.000 = 1.000.000.000 đồng Nghiệp vụ phân bổ lãi trả trước và chiết khấu tháng đầu tiên:

Nợ TK803 – 20.000.000 đồng Có TK432 – 10.000.000 đồng

Có TK388 – 10.000.000 đồng

(2) NHA thanh toán đến hạn 1.000 kỳ phiếu mệnh giá 1 triệu đ/kp, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 1%/ tháng, loại trả lãi trước bằng tiền mặt. Ta có định khoản nghiệp vụ thanh toán đến hạn:

Nợ TK431 – 1.000 cp (x) 1.000.000 = 1.000.000.000 đồng Có TK1011 – 1.000 cp (x) 1.000.000 = 1.000.000.000 đồng

(3) NHA thanh toán đến hạn 10.000 kỳ phiếu mệnh giá 500.000 đ/kp, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 1%/tháng, loại trả lãi sau bằng tiền mặt (lãi đơn). Biết rằng, lãi của kỳ hạn ngân hàng đã hạch tốn dự trả. Ta có định khoản nghiệp vụ thanh toán đến hạn:

Nợ TK4921 – 10.000 cp (x) 500.000 (x) 1% (x) 3 = 150.000.000 đồng Nợ TK431 – 10.000 cp (x) 500.000 = 5.000.000.000 đồng

Có TK1011 – 5.150.000.000 đồng

2.3.KẾ TOÁN NGUỒN VỐN ĐI VAY

Nguồn vốn đi vay nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng thương mại. Nguồn vốn đi vay đối với ngân hàng thương mại chủ yếu từ các nguồn: Vay các tổ chức tín dụng khác; Vay ngân hàng nước ngồi; Vay ngân hàng Nhà nước.

2.3.1 Kế toán nguồn vốn vay của các Tổ chức tín dụng trong nước

2.3.1.1 Chứng từ hạch tốn: Hợp đồng tín dụng đi vay; Khế ước vay; Các thương phiếu, Giấy

tờ có giá; Phiếu chuyển khoản; Giấy báo chuyển nợ quá hạn; Phiếu thu; Phiếu chi; Uỷ nhiệm chi (lệnh chi); Bảng kê 11, Bảng kê 12; Giấy nhận Nợ; Giấy báo Nợ; Lệnh thanh toán;

2.3.1.2 Tài khoản hạch toán: Để phản ánh nội dung, các tài khoản được sử dụng và có nội

dung, kết cấu như sau: a) Tài khoản sử dụng

TK 41 Các khoản nợ các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng khác

TK 415 Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng đồng Việt Nam

TK 4151 Nợ vay trong hạn

TK 4159 Nợ quá hạn

TK 416 Vay các tổ chức tín dụng trong nước bằng ngoại tệ

TK 4161 Nợ vay trong hạn

TK 4169 Nợ quá hạn

TK 417 Vay các Ngân hàng ở nước ngoài bằng đồng Việt Nam

TK 4171 Nợ vay trong hạn

TK 4179 Nợ quá hạn

TK 418 Vay các Ngân hàng ở nước ngoài bằng ngoại tệ

TK 4181 Nợ vay trong hạn

TK 4189 Nợ quá hạn

TK 419 Nhận cấp tín dụng khác

4191 Nhận cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác

4199 Nhận cấp tín dụng khác

b) Nội dung và kết cấu tài khoản: Các tài khoản vay có nội dung, kết cấu chung như sau: Bên Nợ ghi: Số nợ vay ngân hàng đã thanh tốn.

Bên Có ghi: Số nợ ngân hàng đi vay.

Số nợ vay bị xử lý chuyển nợ quá hạn.

Số dư Có: Số nợ ngân hàng vay chưa thanh tốn cịn cuối kỳ.

2.3.1.3 Hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)