Kế toán nghiệp vụ thu lãi cho vay

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 36 - 38)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

c) Kế toán nghiệp vụ thu lãi cho vay

Tùy theo hình thức thu lãi mà ngân hàng áp dụng phương pháp hạch toán phù hợp.

* Trường hợp thu lãi trước: Khi cho vay, ngân hàng thu trước lãi cả kỳ hạn của món vay.

Ngân hàng hạch tốn thu lãi theo phương pháp phân bổ. Nghiệp vụ thu lãi được thực hiện như sau: - Khi thu lãi trước tại thời điểm giải ngân, dựa vào chứng từ thu tiền ngân hàng ghi:

Nợ TK10 – Nếu thu lãi trước bằng tiền mặt, trích tài khoản tiền gửi khách hàng Nợ TK21 (nợ trong hạn) – Nếu trừ vào nợ gốc vay khách hàng để thu

Có TK488 – Số lãi kỳ hạn thu trước

- Định kỳ (tháng) kế toán lập chứng từ phân bổ lãi thu trước vào thu lãi cho vay, ghi: Nợ TK488 – Số lãi phân bổ cho 1 kỳ

Có TK702 – Số lãi phân bổ cho 1 kỳ

Ví dụ: NHA cho 1 khách hàng vay 100.000.000 đồng để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, thời gian vay 3 tháng, lãi suất 1%/tháng, loại trả lãi trước. Biết rằng người bán hàng cho khách hàng có mở tài khoản tiền gửi tại 1 ngân hàng cùng hệ thống với NHA. Khi vay khách hàng thế chấp 1 số trái phiếu Chính phủ trị giá 500.000.000 đồng (NHA tính lãi đơn). Đồng thời NHA tiến hành phân bổ lãi vào thu lãi cho tháng đầu tiên.

- Nghiệp vụ giải ngân cho khách hàng, ghi: Nợ TK2111 – 100.000.000 đồng

Có TK5191 – 97.000.000 đồng Có TK488 – 3.000.000 đồng

- Nghiệp vụ nhận tài sản thế chấp: Ghi đơn: Nợ TK9941 – 500.000.000 đồng - Nghiệp vụ phân bổ lãi thu trước vào thu lãi cho tháng thứ nhất, ghi:

Nợ TK488 – 1.000.000 đồng

Có TK702 – 1.000.000 đồng

* Trường hợp thu lãi theo tháng (hoặc định kỳ): Ngân hàng có thể hạch tốn thu lãi theo 1

trong 2 phương pháp: Phương pháp thực thu–thực chi, hoặc phương pháp dự thu–dự chi.

- Trường hợp hạch toán thu lãi theo phương pháp thực thu – thực chi: Khi thu lãi, dựa vào

chứng từ thu lãi, ghi:

Nợ TK10 – Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt; hoặc chứng từ có giá… Nợ TK421 – Nếu trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi

Có TK702 – Số lãi thu

Ví dụ: DNA lập Uỷ nhiệm chi (UNC) gửi vào NHA yêu cầu trích tài khoản tiền gửi VNĐ để trả nợ gốc và lãi vay ngắn hạn tháng này đã đến hạn số tiền 210.000.000 đồng, trong đó nợ gốc 200.000.000 đồng và lãi vay 10.000.000 đồng (NHA hạch toán lãi theo phương pháp thực thu – thực chi). Nghiệp vụ thu nợ gốc và lãi khách hàng, ghi:

Nợ TK4211(A) – 210.000.000 đồng Có TK2111 – 200.000.000 đồng Có TK702 – 10.000.000 đồng

- Trường hợp hạch toán thu lãi theo phương pháp dự thu–dự chi

+) Cuối hàng tháng, ngân hàng tiến hành hạch toán lãi dự thu, ghi: Nợ TK394 – Số lãi dự thu

Có TK702 – Số lãi dự thu

+) Khi thu lãi khách hàng, dựa vào chứng từ thu lãi, ngân hàng ghi:

Nợ TK10 – Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt; hoặc chứng từ có giá… Nợ TK421 – Nếu trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi Có TK394 – Số lãi dự thu

Có TK702 – Số lãi chưa dự thu

Ví dụ: DNA lập Ủy nhiệm chi gửi vào NHA yêu cầu trích tài khoản tiền gửi để trả hết nợ gốc và lãi vay ngắn hạn đã đến hạn: nợ gốc 100 triệu đồng, lãi 10 triệu đồng trong đó ngân hàng đã hạch tốn lãi dự trả 9 triệu đồng. Biết rằng, khi vay DNA có thế chấp 1 xe ơ tơ trị giá 800 triệu đồng.

Dựa vào Ủy nhiệm chi của DNA gửi vào, NHA ghi: Nợ TK4211(A) – 110.000.000 đồng

Có TK2111 – 100.000.000 đồng Có TK3941 – 9.000.000 đồng Có TK702 – 1.000.000 đồng

Đồng thời xuất trả tài sản thế chấp khách hàng, ghi đơn: Có TK9941 – 800.000.000 đồng

* Trường hợp thu lãi sau vào cuối kỳ hạn: Ngân hàng hạch toán thu lãi theo phương pháp dự

thu – dự chi.

- Cuối hàng tháng, ngân hàng tiến hành hạch toán lãi dự thu, ghi: Nợ TK394 – Số lãi dự thu

Có TK702 – Số lãi dự thu

- Cuối kỳ hạn, khi thu lãi khách hàng, dựa vào chứng từ thu lãi, ngân hàng ghi: Nợ TK10 – Nếu khách hàng trả bằng tiền mặt; hoặc chứng từ có giá… Nợ TK421 – Nếu trích tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu lãi Có TK394 – Số lãi thu đã dự thu

Có TK702 – Số lãi chưa dự thu

3.1.2 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHIẾT KHẤU THƯƠNG PHIẾU, GIẤY TỜ CÓ GIÁ3.1.2.1 Nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá 3.1.2.1 Nghiệp vụ cho vay chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá

- Thương phiếu là chứng từ thanh toán, giấy tờ có giá phát sinh trong quan hệ tín dụng thương mại (mua chịu, bán chịu) với nội dung cơ bản là người cầm nó được hưởng quyền địi nợ một số tiền nhất định trong tương lai từ người ký phát.

- Cho vay chiết khấu thực chất là nghiệp vụ cấp tín dụng, trong đó ngân hàng mua lại thương phiếu và các giấy tờ có giá theo giá trị hiện tại (PV) tại thời điểm mua lại, và có được trái quyền (quyền đòi nợ) đối với người phát hành thương phiếu khi đến hạn. Về phía ngân hàng, cho vay chiết

khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho Ngân hàng để nhận một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi (-) số tiền chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có); thời hạn chiết khấu khơng vượt q thời gian cịn lại của giấy tờ có giá

- Xét trên gốc độ quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia, có 2 loại chiết khấu:

+ Chiết khấu miễn truy địi: là loại chiết khấu trong đó ngân hàng mua hẳn thương phiếu theo giá trị hiện tại và khi đáo hạn, chỉ có quyền địi người phát hành, khơng có quyền địi khách hàng vay chiết khấu.

+ Chiết khấu truy địi: là loại chiết khấu trong đó, ngân hàng mua lại thương phiếu theo giá trị hiện tại và có quyền địi người phát hành khi đáo hạn. Tuy nhiên, nếu người phát hành khơng có khả năng thanh tốn thì ngân hàng có quyền truy địi đến khách hàng vay chiết khấu.

- Hồ sơ vay chiết khấu: Giấy đề nghị chiếu khấu; GTCG đem đi chiết khấu; CMND/Hộ chiếu của khách hàng.

3.1.2.2 Chứng từ hạch tốn: Ngồi các chứng từ thơng dụng cịn đơn xin vay chiết khấu,

bảng kê chứng từ vay chiết khấu…

3.1.2.3 Tài khoản hạch toán: Để phản ánh nội dung, các tài khoản được sử dụng và có nội

dung, kết cấu như sau: a) Tài khoản sử dụng

TK22 Chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước

TK221 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam

TK2211 Nợ trong hạn

TK2212 Nợ quá hạn

TK222 Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ

TK2221 Nợ trong hạn

TK2222 Nợ quá hạn

TK71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ

TK717 Thu phí nghiệp vụ chiết khấu

TK99 Tài sản và chứng từ khác

TK996 Các giấy tờ có giá đi vay, giấy tờ có giá của khách hàng đưa chiết khấu, tái chiết khấu đã chuyển quyền sở hữu đem đi sử dụng30

TK9962 Giấy tờ có giá của khách hàng đưa chiết khấu, tái chiết khấu đã chuyển quyền sở hữu đem đi sử dụng

b) Nội dung, kết cấu tài khoản: Các tài khoản chiết khấu có kết cấu và nội dung chính như sau: Bên Nợ ghi: Số tiền cho khách hàng vay chiết khấu

Bên Có ghi: Số tiền khách hàng trả nợ; Số tiền chuyển sang tài khoản nợ thích hợp Số dư Nợ: Số tiền đang cho vay chiết khấu theo nhóm nợ thích hợp.

3.1.2.4 Hạch tốn một số nghiệp vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)