8.1.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 8.1.1.Thu nhập ngân hàng: Thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản Thu từ hoạt động tín

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 116 - 119)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

b) Kế toán nghiệp vụ thanh toán thẻ

8.1.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN THU NHẬP TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 8.1.1.Thu nhập ngân hàng: Thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản Thu từ hoạt động tín

8.1.1.Thu nhập ngân hàng: Thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản Thu từ hoạt động tín

dụng; Thu phí hoạt động dịch vụ; Thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; Thu lãi góp vốn, mua cổ phần; Các khoản thu nhập khác. Trong các khoản thu nhập, thu nhập từ hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi cho thuê tài chính, thu lãi chiết khấu giấy tờ có giá, thu lãi chuyển nhượng vốn, thu lãi tiền gửi,…) khơng chịu thuế VAT, các khoản thu nhập cịn lại chịu thuế VAT trong đó thu nhập từ kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng chịu thuế VAT theo phương pháp trực tiếp các khoản thu nhập còn lại chịu thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.

8.1.2.Chứng từ hạch toán: Phiếu chuyển khoản, phiếu thu, giấy nộp tiền của khách hàng,

bảng kê tính lãi, các chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

8.1.3.Tài khoản hạch toán

a.Tài khoản sử dụng

TK70 Thu nhập từ hoạt động tín dụng

TK71 Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ

TK72 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối

TK74 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác

TK78 Thu nhập góp vốn, mua cổ phần

TK79 Thu nhập khác

b.Nội dung và kết cấu tài khoản: Nội dung, kết cấu nhóm tài khoản thu nhập:

Bên Có ghi: Các khoản thu nhập phát sinh

Bên Nợ ghi: Thoái thu, kết chuyển thu nhập để xác định KQKD Số dư Có: Phản ánh các khoản thu nhập trong năm chưa kết chuyển

8.1.4.Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

a.Nghiệp vụ thu các khoản thu nhập phát sinh: Một cách tổng quát, trong quá trình hoạt

động, khi phát sinh các khoản thu nhập, dựa vào chứng từ thu tiền kế toán hạch tốn: Nợ TK thích hợp….Tổng số tiền thu

Có TK70, 71, 72, 74, 78, 79 – Số tiền thu chưa có thuế VAT Có TK4531 – Số thuế VAT

b.Nghiệp vụ khi các khoản thoái thu phát sinh: Thối thu hay giảm thu do tính toán sai dẫn

đến thu thừa; hoặc hạch toán nhầm tài khoản; Các khoản lãi đã quá thời hạn quy định chưa thu được, hoặc số lãi đã hạch toán dự thu (chưa thu được) của số nợ gốc chuyển nợ quá hạn,… Khi phát sinh các khoản thoái thu, ghi:

Nợ TK70, 71, 72, 74, 78, 79 – Số tiền thoái thu Có TK101, 103, 421, 422, 39,…Số tiền thoái thu

c.Nghiệp vụ kết chuyển thu nhập khi xác định kết quả kinh doanh: Cuối kỳ, khi xác định

kết quả kinh doanh, kế toán kết chuyển các khoản thu nhập vào TK691, ghi: Nợ TK70, 71, 72, 74, 78, 79 – Số thu nhập kết chuyển

Có TK691 – Số thu nhập kết chuyển

Sau đây xin đề cập đến nội dung hạch toán một số nghiệp vụ thu nhập chủ yếu trong hoạt động ngân hàng thương mại:

(1) Kế toán nghiệp vụ thu lãi từ hoạt động tín dụng

* Trường hợp ngân hàng hạch tốn lãi theo phương pháp thực thu, thực chi: Khi phát sinh các khoản thu lãi, kế toán căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi:

Nợ TK101, 103, 421, 422,….Số tiền lãi thu Có TK70 – Số tiền lãi thu

Ví dụ: NHA trích tài khoản tiền gửi của DNA để thu nợ gốc vay ngắn hạn đã đến hạn, số tiền

100 triệu đồng, lãi vay 5 triệu đồng (ngân hàng hạch toán lãi theo phương pháp thực thu – thực chi) Kế toán thu vốn và lãi lập chứng từ, ghi:

Nợ TK4211 (DNA) – 105.000.000 đồng Có TK702 – 5.000.000 đồng

* Trường hợp thu lãi theo phương pháp dự thu, dự chi:

– Nghiệp vụ dự thu lãi: Cuối hàng tháng, các khoản lãi dự thu, dựa vào bảng kê tính lãi, ghi: Nợ TK39 – Số lãi phải thu

Có TK70 – Số lãi dự thu

– Nghiệp vụ thu lãi dự thu: Khi thu được lãi dự thu, dựa vào chứng từ thu tiền, ghi: Nợ TK101, 103, 421, 422,…Số tiền lãi dự thu đã thu được

Có TK39 – Số tiền lãi dự thu đã thu được

– Nếu quá thời hạn quy định trả lãi (hoặc nợ gốc cho vay chuyển nhóm) thì thối thu, ghi: Nợ TK70 – Số lãi thoái thu

Có TK39 – Số lãi thối thu

Đồng thời nhập lãi thoái thu vào tài khoản ngoại bảng: Ghi đơn: Nợ TK 941 – Số lãi thoái thu Sau khi thoái thu, nếu thu được lãi đã thoái thu, dựa vào chứng từ thu tiền hạch toán:

Nợ TK101, 103, 421, 422,.…Số lãi thu được Có TK70 – Số lãi thu được

Đồng thời xuất lãi đã thu ra khỏi tài khoản ngoại bảng: Ghi đơn: Có TK 941 – Số lãi đã thu được

Ví dụ: NHA trích tài khoản tiền gửi của DNA để thu nợ gốc vay ngắn hạn đã đến hạn, số tiền

100 triệu đồng, lãi vay 5 triệu đồng (trong đó ngân hàng đã hạch tốn lãi dự trả 4 triệu đồng). Kế toán thu vốn và lãi lập chứng từ, ghi:

Nợ TK4211 (DNA) – 105.000.000 đồng Có TK702 – 1.000.000 đồng

Có TK3941 – 4.000.000 đồng Có TK2111 – 100.000.000 đồng

* Trường hợp thu lãi cho vay theo hình thức thu lãi trước:

– Khi thu các khoản lãi cho vay theo hình thức thu lãi trước, căn cứ vào chứng từ thu tiền, ghi: Nợ TK101, 103, 421, 422,…Số tiền lãi thu trước

Có TK488 – Số tiền lãi thu trước

– Định kỳ, lập phiếu chuyển khoản để phân bổ lãi thu trước vào thu lãi cho kỳ kế toán, ghi: Nợ TK488 – Số tiền lãi phân bổ 1 kỳ

Có TK70 – Số tiền lãi phân bổ 1 kỳ

Ví dụ: NHA cho DNA vay số tiền 200 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả lãi

trước và giải ngân bằng tiền mặt. Đồng thời cuối tháng, ngân hàng tiến hành phân bổ lãi trả trước cho tháng đầu tiên.

+) Kế toán khi giải ngân và thu lãi trước của kỳ hạn lập chứng từ, ghi: Nợ TK2111 (DNA) – 200.000.000 đồng

Có TK488 – 200.000.000 (x) 1% (x) 3 tháng = 6.000.000 đồng Có TK1011 – 194.000.000 đồng

Hoặc ghi nghiệp vụ giải ngân vốn gốc:

Nợ TK2111 (DNA) – 200.000.000 đồng Có TK1011 – 200.000.000 đồng Thu lãi trước cho vay:

Nợ TK1011 – 6.000.000 đồng

Có TK488 – 200.000.000 (x) 1% (x) 3 tháng = 6.000.000 đồng

+) Kế toán phân bổ lãi thu trước vào thu lãi cho vay tháng đầu tiên, lập chứng từ phân bổ, ghi: Nợ TK488 – 2.000.000 đồng

Có TK702 – 200.000.000 (x) 1% (x) 1 tháng = 2.000.000 đồng

(2) Kế tốn nghiệp vụ thu phí dịch vụ thanh tốn

* Trường hợp thu phí dịch vụ thanh tốn bằng VNĐ, khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán ghi: Nợ TK101, 103, 421, 422,….Tổng số tiền thu được

Có TK71 – Số tiền thu chưa có thuế VAT Có TK4531 – Số tiền thuế VAT

* Trường hợp thu phí dịch vụ thanh tốn bằng ngoại tệ, có 2 cách hạch tốn:

Cách thứ 1: Khi phát sinh nghiệp vụ thì thu theo ngoại tệ và quy đổi sang VNĐ cho từng

Nghiệp vụ cân đối ngoại tệ:

Nợ TK1031, 4221,….Tổng số ngoại tệ thu Có TK4711 – Tổng số ngoại tệ thu Nghiệp vụ cân đối Việt Nam đồng:

Nợ TK4712,….Tổng số ngoại tệ thu (x) Tỷ giá BQLNH

Có TK71 – Số ngoại tệ thu chưa có thuế VAT (x) Tỷ giá BQLNH Có TK4531 – Số thuế VAT (x) Tỷ giá BQLNH

Cách thứ 2: Khi phát sinh nghiệp vụ, thu theo ngoại tệ, đến cuối tháng quy đổi sang VNĐ, ghi:

Nghiệp vụ thu phí theo ngoại tệ:

Nợ TK1031, 4221,….Tổng số ngoại tệ thu

Có TK71 – Số ngoại tệ thu chưa có thuế VAT Có TK4531 – Số ngoại tệ thuế VAT

Nghiệp vụ quy đổi sang VNĐ vào cuối tháng: +) Nghiệp vụ cân đối ngoại tệ:

Ghi bút tốn đỏ 1 vế: Có TK71 – (Số ngoại tệ thu chưa có thuế VAT) (ghi đỏ)

Có TK4531 – (Số ngoại tệ thuế VAT) (ghi đỏ) Ghi bút tốn xanh 1 vế: Có TK4711 – Tổng số ngoại tệ thu (ghi xanh) +) Nghiệp vụ cân đối Việt Nam đồng:

Nợ TK4712,….Tổng số ngoại tệ thu (x) Tỷ giá BQLNH

Có TK71 – Số ngoại tệ thu chưa có thuế VAT (x) Tỷ giá BQLNH Có TK4531 – Số thuế VAT (x) Tỷ giá BQLNH

Ví dụ: Ngày 15/01/2011, DNA lập Ủy nhiệm chi gửi vào NHA yêu cầu trích tài khoản tiền gửi

mua 10.000 USD để ký quỹ mở L/C loại ký quỹ 100% và trả chậm. Đồng thời nộp tiền mặt để trả phí mở L/C 1% trên số tiền L/C trong đó thuế VAT 10%. Tỷ giá mua – bán ngoại tệ của NHA là 20.000 – 20.020 đ/USD, tỷ giá bình quân liên hàng do ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/01/2011 và 31/01/2011 là 20.000 đ/USD.

– Nghiệp vụ nhận ký quỹ mở L/C của DNA: +) Cân đối ngoại tệ: Nợ TK4711 – 10.000 USD

Có TK4282 – 10.000 USD

+) Cân đối VNĐ: Nợ TK4211(DNA) – 10.000 USD (x) 20.020 Có TK4712 – 10.000 USD (x) 20.020 Ghi đơn: Nợ TK9215 – 10.000 USD

– Nghiệp vụ thu phí mở L/C của DNA:

Cách thứ 1: Khi phát sinh nghiệp vụ thu phí, ghi:

Nghiệp vụ cân đối ngoại tệ:

Nợ TK1031 – 10.000 USD (x) 1% = 100 USD Có TK4711 – 10.000 USD (x) 1% = 100 USD Nghiệp vụ cân đối Việt Nam đồng:

Nợ TK4712 – 100 USD (x) 20.000 đ/USD

Có TK711 – (10.000 USD (x) 1%)/(1 (+) 10%) (x) 20.000 đ/USD = 90.9 USD (x) 20.000 đ/USD

Có TK4531 – 9.1 USD (x) 20.000 đ/USD

Cách thứ 2: Khi phát sinh nghiệp vụ, thu theo ngoại tệ, đến cuối tháng quy đổi sang VNĐ, ghi:

Nghiệp vụ thu phí theo ngoại tệ:

Nợ TK1031 – 10.000 USD (x) 1% = 100 USD

Có TK711 – (10.000 USD (x) 1%)/(1 (+) 10%) = 90.9 USD Có TK4531 – 100 USD – 90.9 USD = 9.1 USD

Nghiệp vụ quy đổi sang VNĐ vào cuối tháng: +) Nghiệp vụ cân đối ngoại tệ:

Ghi bút tốn đỏ 1 vế: Có TK711 – (90.9 USD) Có TK4531 – (9.1 USD) Ghi bút tốn xanh 1 vế: Có TK4711 – 100 USD +) Nghiệp vụ cân đối Việt Nam đồng:

Nợ TK4712 – 100 USD (x) 20.000 đ/USD

Có TK711 – (10.000 USD (x) 1%)/(1 (+) 10%) (x) 20.000 đ/USD = 90.9 USD (x) 20.000 đ/USD Có TK4531 – 9.1 USD (x) 20.000 đ/USD

(3) Kế toán nghiệp vụ chênh lệch lãi trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

– Nghiệp vụ kết chuyển chênh lệch lãi mua bán ngoại tệ, kế toán lập chứng từ hạch toán: Nợ TK4712 – Số tiền chênh lệch lãi

Có TK721 – Số tiền chênh lệch lãi

– Nghiệp vụ kết chuyển chênh lệch lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi đánh giá lại các khoản mục ngoại tệ vào cuối kỳ để lập báo cáo tài chính, dựa vào chứng từ hạch tốn:

Nợ TK4712 – Số chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái Có TK6311 – Số chênh lệch lãi tỷ giá hối đối

Ví dụ: NHA điều chỉnh chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ cho 100.000 USD kinh doanh để lập

báo cáo tài chính. Biết rằng, tỷ giá bình quân mua vào 19.020 đ/USD, tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 19.040 đ/USD.

Nợ TK4712 – 100.000 USD (x) 20 Có TK6311 – 100.000 USD (x) 20

(4) Kế toán nghiệp vụ thu nhập khác phát sinh: Thu nhập khác là các khoản thu nhập ngồi

những khoản thu nhập thuộc nhóm TK70, TK71, TK72, TK74, TK78. Khi phát sinh các khoản thu nhập kế toán ghi:

Nợ TK101, 103, 421, 422,….Số tiền thu được Có TK79 – Số tiền thu được chưa có thuế VAT Có TK4531 – Số thuế VAT

Ví dụ: NHA thu được nợ gốc và lãi của một khách hàng bằng tiền mặt, số tiền 110 triệu đồng;

trong đó, nợ gốc 100 triệu đồng, lãi 10 triệu đồng. Biết rằng, số nợ gốc và lãi này ngân hàng đã xóa nợ cho khách hàng trước đây.

Nghiệp vụ thu được nợ gốc và lãi đã xóa cho khách hàng: Nợ TK1011 – 110.000.000

Có TK79 – 110.000.000

Đồng thời ghi đơn: Có TK9711 – 100.000.000 Có TK9712 – 10.000.000

Ví dụ: Bộ phận ngân quỹ của NHA đã báo hỏng một máy đếm tiền, giá trị của máy đếm tiền

trước đây khi mua đưa vào sử dụng là 5 triệu đồng. Biết rằng, giá trị thu hồi của máy đếm tiền ngân hàng bán thu bằng tiền mặt là 500.000 đồng.

Nghiệp vụ ghi giảm giá trị công cụ lao động đang sử dụng của ngân hàng: Nợ TK312 – 5.000.000

Có TK311 – 5.000.000

Nghiệp vụ đối với giá trị phế liệu thu hồi: Nợ TK1011 – 500.000

Có TK79 – 500.000

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)