Kế tốn xử lý dự phịng rủi ro tín dụng (xóa nợ cho khách hàng): Khi khách hàng mất

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 47 - 49)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

c) Tài khoản hạch toán: Để phản ánh nội dung, các tài khoản được sử dụng và có nội dung,

d.2) Kế tốn xử lý dự phịng rủi ro tín dụng (xóa nợ cho khách hàng): Khi khách hàng mất

khả năng thanh toán và đáp ứng được các quy định của ngân hàng Nhà nước ban hành thì ngân hàng tiến hành xóa nợ cho khách hàng. Q trình xóa nợ cho khách hàng được thực hiện như sau:

* Nghiệp vụ gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp của khách hàng sang cho ngân hàng: Theo nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo tiền vay của các TCTD,

các trường hợp TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu nợ:

- Sau thời gian 60 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện.

- Khách hàng vay phải thực hiện trả nợ trước hạn theo quy định của pháp luật nhưng không thực hiện.

- Khách hàng vay là tổ chức kinh tế bị giải thể trước khi đến hạn trả nợ.

Khi có quyết định chuyển quyền sở hữu tài sản thế chấp của khách hàng sang cho ngân hàng, kế toán phản ánh giá trị thỏa thuận của tài sản giữa ngân hàng và khách hàng, ghi:

Nợ TK387 – Giá trị tài sản theo thoả thuận Có TK4591 – Giá trị tài sản theo thoả thuận

Đồng thời ghi đơn: Có TK 9941 – Giá trị thế chấp của tài sản hoặc giấy tờ có giá ghi đơn: Nợ TK 995 – Giá trị thỏa thuận của tài sản

* Nghiệp vụ thu nợ và xử lý rủi ro tín dụng: Dựa vào giá trị thỏa thuận chuyển giao tài sản,

ngân hàng tiến hành ưu tiên thu hết nợ gốc rồi đến thu lãi:

- Trường hợp giá trị tài sản đã thoả thuận > số nợ gốc và lãi, kế toán hạch toán: +) Nghiệp vụ thu nợ gốc và lãi, dựa vào chứng từ thu nợ, ghi:

Nợ TK4591 – Số nợ gốc và lãi thu Có TK21(nợ quá hạn) – Số nợ gốc thu Có TK702 – Số lãi thu

Đồng thời ghi đơn: Có TK941 – Số lãi thu

+) Nghiệp vụ trả số tiền thừa lại cho khách hàng, dựa vào chứng từ trả tiền, ghi: Nợ TK4591 – Số tiền dư cịn lại

Có TK1011, 4211,.. – Số tiền dư cịn lại

- Trường hợp giá trị tài sản đã thoả thuận < số nợ gốc, kế toán hạch toán: +) Nghiệp vụ thu nợ gốc, dựa vào chứng từ thu nợ, ghi:

Nợ TK4591 – Số nợ gốc

Có TK21(nợ quá hạn) – Số nợ gốc thu

+) Nghiệp vụ xử lý xoá nợ gốc: Dựa vào quyết định xoá nợ, lập chứng từ hạch tốn: Nợ TK2191 – Số dự phịng cụ thể sử dụng để xử lý

Nợ TK2191 – Số dự phòng chung sử dụng để xử lý Nợ TK613 – Số quỹ dự phịng tài chính để xử lý

Nợ TK89 – Số nợ cịn lại sau khi trừ các khoản trước tính vào chi phí Có TK21(nợ có khả năng bị mất vốn) – Số nợ gốc xử lý xóa

Đồng thời ghi nhập số nợ gốc đã xóa vào TK 9711, ghi đơn: Nợ TK 9711 – Số nợ gốc đã xóa +) Nghiệp vụ xử lý xố lãi cho khách hàng:

Ghi đơn: Có TK941 – Số lãi xoá cho khách hàng Ghi đơn: Nợ TK9712 – Số lãi xoá cho khách hàng

* Nghiệp vụ phát mãi tài sản gán xiết nợ: Dựa vào chứng từ thu tiền phát mãi tài sản gán xiết

nợ, ghi:

- Trường hợp số tiền bán tài sản thu được > Giá trị tài sản đã thoả thuận:

Nợ TK1011, 4211, 1113, 1311,… – Tổng số tiền bán thu được; Có TK387 – Giá trị tài sản thoả thuận

Có TK79 – Chênh lệch giá bán > giá trị thoả thuận Có TK4531 – Số thuế VAT đầu ra phải nộp

- Trường hợp số tiền bán tài sản thu được < Giá trị tài sản đã thoả thuận: Nợ TK1011, 4211, 1113, 1311,… – Tổng số tiền bán thu được Nợ TK89 – Chênh lệch giá bán < giá trị thoả thuận

Có TK387 – Giá thỏa thuận của tài sản Có TK4531 – Số thuế VAT đầu ra phải nộp. Đồng thời ghi đơn: Có TK995 – Giá trị tài sản thế chấp.

Ví dụ: NHA xử lý gán xiết nợ cho món vay ngắn hạn của khách hàng với số nợ gốc là 300 triệu đồng (trước đây đã hạch toán vào TK2115, số tiền lãi khách hàng chưa thanh toán là 10.000.000 đồng, nay được xử lý:

(1) Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản của khách với giá trị thỏa thuận 300 triệu đồng. Tài sản này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 900 triệu đồng tại thời điểm cho vay.

(2) Thu nợ và xử lý rủi ro (xoá nợ) cho số nợ gốc và lãi của món nợ vay.

(3) Phát mãi tài sản gán xiết nợ, giá bán chưa có thuế VAT là 200 triệu đồng, thuế VAT 10%. Biết rằng, người mua TSCĐ có mở tài khoản tiền gửi tại một ngân hàng cùng hệ thống với NHA.

(1) Chuyển quyền sở hữu TSCĐ (4) Phát mãi TSCĐ khách hàng

Nợ TK387 300.000.000 Nợ TK5191 220.000.000

Có TK4591 300.000.000 Nợ TK89 100.000.000

Ghi đơn: Có TK994 900.000.000 Có TK387 300.000.000

Ghi đơn: Nợ TK995 300.000.000 Có TK4531 20.000.000

(2) Thu nợ gốc của khách hàng Ghi đơn: Có TK995 – 300.000.000

Nợ TK4591 300.000.000

Có TK2115 300.000.000

(3)Xố phần lãi cịn lại cho khách hàng

Ghi đơn: Có TK941 10.000.000

Ghi đơn: Nợ TK9712 10.000.000

* Nghiệp vụ thu được nợ sau khi xoá nợ gốc, lãi: Nếu trường hợp sau khi xóa nợ cho khách

hàng và ngân hàng thu được số nợ này thì hạch toán: Nợ TK10, 421 – Số nợ gốc + lãi thu được Có TK79 – Số nợ gốc + lãi thu được

Đồng thời ghi xuất số nợ thu được ra khỏi TK 971, 9712: Ghi đơn: Có TK 9711 - Số nợ gốc đã thu hồi. Ghi đơn: Có TK 9712 - Số lãi xố đã thu hồi.

Theo khoản 5, điều 1, QĐ 18/2007/QĐ-NHNN, “Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất tốn các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện khi có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã sử dụng mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ và phải được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản”. Trường hợp sau 5 năm (sau khi xoá nợ cho khách hàng) nếu khơng thu hồi được nợ đã xóa thì tiến hành xuất số nợ đã xố ra khỏi TK 971, 9712:

Ghi đơn: Có TK 9711 - Số nợ gốc xuất bỏ. Ghi đơn: Có TK 9712 - Số lãi xuất bỏ.

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)