Kế toán các nghiệp vụ giai đoạn kết thúc hợp đồng cho thuê: Khi hết thời hạn cho thuê,

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 44 - 45)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

d) Kế toán các nghiệp vụ giai đoạn kết thúc hợp đồng cho thuê: Khi hết thời hạn cho thuê,

bên thuê và ngân hàng tiến hành thanh lý hợp đồng cho thuê và xử lý tài sản cho thuê theo các trường hợp:

(1) Ngân hàng chuyển quyền sở hữu tài sản mà bên th khơng phải thanh tốn thêm tiền: Xuất tài sản cho thuê khỏi TK952, ghi đơn Có TK952 – Giá trị tài sản cho thuê

(2) Ngân hàng chuyển quyền sở hữu tài sản mà bên thuê phải thanh toán thêm tiền, kế toán hạch toán:

- Xuất tài sản cho thuê khỏi TK952, ghi đơn Có TK952 – Giá trị tài sản cho thuê - Nghiệp vụ thu tiền bán tài sản, ghi:

Nợ TK1011(1031), 4211(4221),…..Giá trị còn lại của tài sản cho thuê Có TK231, 232 – Giá trị cịn lại của tài sản cho thuê

(3) Bên thuê trả lại tài sản cho thuê:

- Nghiệp vụ nhận lại tài sản cho thuê: Dựa vào chứng từ nhận lại tài sản cho thuê, kế toán ghi: Nợ TK389 – Giá trị còn lại của tài sản cho thuê

Có TK231, 232 – Giá trị cịn lại của tài sản cho thuê

- Xuất tài sản cho thuê khỏi TK952, ghi đơn Có TK952 – Giá trị tài sản cho thuê

3.1.7 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ KHOANH NỢ CHO VAY

3.1.7.1 Khoanh nợ cho vay: là hình thức "hỗn" các khoản dư nợ còn lại của đối tượng đi vay,

đến một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ tiếp tục trả nợ như thỏa thuận cũ trong hợp đồng cho vay. Trong thời gian khoanh nợ ngân hàng khơng tính lãi cho khách hàng.

Hình thức khoanh nợ được ngân hàng thực hiện khi có văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp do những lý do khách quan như khủng hoảng kinh tế, suy giảm kinh tế, thiên tai, bão lũ,... làm cho những đối tượng đi vay không thể trả nợ (gồm vốn gốc và lãi) đúng thời hạn như đã cam kết trong các hợp đồng cho vay.

3.1.7.2 Chứng từ hạch toán: Phiếu hạch toán; Giấy đề nghị khoanh nợ; Bản sao hợp đồng tín

dụng hoặc khế ước vay vốn; Giấy tờ chứng minh dư nợ.

3.1.7.3 Tài khoản hạch toán: Để phản ánh nội dung, các tài khoản được sử dụng và có nội

dung, kết cấu như sau: a) Tài khoản sử dụng

TK29 Nợ cho vay được khoanh

TK291 Cho vay ngắn hạn

TK292 Cho vay trung hạn

TK293 Cho vay dài hạn

b) Kết cấu, nội dung tài khoản: TK29 – Nợ cho vay được khoanh. Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền Tổ chức tín dụng cho các khách hàng vay đã quá hạn trả và đã được Chính phủ chấp thuận cho các khoản nợ quá hạn này không phải trả lãi để chờ xử lý.

Bên Nợ ghi: Số tiền cho vay đã được khoanh (chuyển từ tài khoản Nợ quá hạn sang); Bên Có ghi: Số tiền các khách hàng trả nợ; Số tiền được Chính phủ chấp thuận cho xử lý; Số dư Nợ: Phản ảnh số tiền cho vay đã được khoanh;

3.1.7.4 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

- Khi được khoanh nợ món vay, căn cứ văn bản khoanh nợ của cấp có thẩm quyền, kế tốn ghi: Nợ TK29 – Số nợ gốc cho vay được khoanh

Có TK21 – Số nợ gốc cho vay được khoanh - Khi hết thời gian khoanh nợ, kế toán hạch toán:

Nợ TK21 – Số nợ gốc hết thời gian cho khoanh Có TK29 – Số nợ gốc hết thời gian cho khoanh

3.1.8 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ XỬ LÝ DỰ PHỊNGRỦI RO TÍN DỤNG RỦI RO TÍN DỤNG

3.1.8.1 Kế tốn phân loại nợ tín dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)