Kế toán nghiệp vụ tại ngân hàng đầu mố

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 41 - 43)

- Trường hợp hạch toán lãi theo phương pháp dự thu–dự ch

b) Kế toán nghiệp vụ tại ngân hàng đầu mố

- Khi nhận vốn từ ngân hàng thành viên chuyển đến, ghi:

Nợ TK1113(1123), 5012, 1311(1321),…– Số vốn nhận góp đồng tài trợ Có TK4811, 4812 – Số vốn nhận góp đồng tài trợ

- Nghiệp vụ cho vay đồng tài trợ: Căn cứ chứng từ giải ngân cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK2111(2141), 2121(2151), 2131(2161),…– Số vốn của ngân hàng đầu mối Nợ TK4811, 4812,…– Số vốn nhận góp đồng tài trợ của ngân hàng thành viên Có TK1011(1031), 4211(4221),.…– Tổng số vốn gốc cho vay

Sau đó ngân hàng đầu mối tiến hành thông báo về việc giải ngân cho các ngân hàng thành viên - Nghiệp vụ thu nợ gốc và thu lãi cho vay đồng tài trợ:

+) Cuối hàng tháng, ngân hàng đầu mối tính và hạch tốn lãi dự thu cho phần lãi của mình: Nợ TK3941, 3942,….– Số lãi dự thu phần ngân hàng đầu mối

Có TK702 – Số lãi dự thu phần ngân hàng đầu mối

+) Khi thu nợ gốc và lãi cho vay đồng tài trợ, dựa vào chứng từ thu tiền, ghi:

Nợ TK1011(1031), 4211(4221),.…– Tổng số vốn gốc và lãi cho vay đồng tài trợ Có TK2111(2141), 2121(2151),…– Số vốn gốc của ngân hàng đầu mối Có TK3941, 3942 – Số lãi dự thu phần ngân hàng đầu mối

- Nghiệp vụ trả vốn và lãi cho vay đồng tài trợ cho các ngân hàng thành viên: Khi chuyển phần vốn gốc và lãi cho vay cho các ngân hàng thành viên, hạch toán:

Nợ TK4599 – Số vốn và lãi các ngân hàng thành viên;

Có TK1011(1031), 1113(1123), 1311(1321), 5012,…– Tổng số vốn + lãi cho vay

3.1.5 KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ MUA BÁN NỢ

3.1.5.1 Nghiệp vụ mua bán nợ: Ngân hàng thực hiện mua, bán nợ vì nhiều lý do khác nhau

như có nhu cầu về thanh khoản nên bán bớt số nợ của mình; Ngân hàng khơng có điều kiện tốt để theo dõi, giám sát khoản nợ vay.

3.1.5.2 Chứng từ hạch toán: Giấy lĩnh tiền mặt, Giấy nộp tiền mặt. Phiếu thu, phiếu chi tiền

mặt; Các chứng từ thanh tốn khơng dùng tiền mặt như ủy nhiệm chi, Phiếu chuyển khoản;….;Giấy đề nghị bán nợ; Các tài liệu về khoản nợ (Biên bản đối chiếu, xác nhận và cam kết thanh toán nợ; Khế ước vay nợ; Hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản; Hồ sơ tài liệu pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo; Công văn, tài liệu, giấy yêu cầu thanh toán nợ của chủ nợ đối với khách nợ; Các tài liệu liên quan khác về khoản nợ và tình hình hoạt động, tình hình tài chính của khách nợ).

3.1.5.3 Tài khoản hạch toán: Để phản ánh nội dung, các tài khoản được sử dụng và có nội

dung, kết cấu như sau: a) Tài khoản sử dụng

TK45 Các khoản phải trả cho bên ngoài

TK458 Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý

TK459 Các khoản chờ thanh toán khác

TK4591 Tiền thu từ việc bán nợ, TS bảo đảm nợ hoặc khai thác TS bảo đảm nợ

TK74 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác

TK742 Thu từ nghiệp vụ mua bán nợ

TK84 Chi phí hoạt động kinh doanh khác

TK843 Chi về nghiệp vụ mua bán nợ

b) Kết cấu, nội dung tài khoản

- Tài khoản 458 – Chênh lệch mua bán nợ chờ xử lý

Bên Nợ: - Số chênh lệch giá mua lại nợ lớn hơn nợ gốc mua lại - Số chênh lệch giá bán nợ nhỏ hơn khoản nợ gốc được bán - Kết chuyển số dư Có (lãi) vào thu nhập theo quy định Bên Có: Số chênh lệch giá mua lại nhỏ hơn khoản nợ gốc mua lại

Số chênh lệch giá bán lớn hơn khoản nợ gốc được bán Kết chuyển số dư nợ (lỗ) vào chi phí theo quy định

Số dư Có hoặc số dư Nợ: Số chênh lệch Có hoặc chênh lệch Nợ về mua bán nợ chưa được xử lý

- Tài khoản 4591–Tiền thu từ việc bán nợ, TS đảm bảo nợ hoặc khai thác các TS đảm bảo nợ Bên Nợ: Xử lý thu hồi nợ và các khoản phải thu khác từ tiền thu bán nợ,..bảo đảm nợ Bên Có: Số tiền thu từ việc bán nợ, TS bảo đảm nợ hoặc khai thác tài sản bảo đảm nợ Số dư Có: Số tiền thu được từ việc bán nợ,.…bảo đảm nợ chưa xử lý

3.1.5.4 Hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếua) Kế toán tại ngân hàng bán nợ a) Kế toán tại ngân hàng bán nợ

- Nghiệp vụ thu tiền về bán khoản nợ, ghi:

Nợ TK thích hợp (1011, 1113, 5012, 1311, 4111,…) – Số tiền thu bán nợ Có TK4591 – Số tiền thu bán nợ

- Nghiệp vụ xử lý khoản nợ được bán: Nếu giá bán nợ nhỏ hơn nợ gốc được bán, kế toán ghi: Nợ TK4591 – Số tiền bán khoản nợ

Nợ TK458 – Chênh lệch giữa số tiền nợ gốc và số tiền bán nợ Có TK211 (2115,..), 213, 214,…Số tiền nợ gốc khoản nợ xử lý

(Nếu giá bán nợ>khoản nợ gốc được bán thì phần chênh lệch hạch tốn vào bên có TK458) - Nghiệp vụ xử lý số dư của TK458:

+) Nếu TK458 có số dư nợ sẽ được kết chuyển vào TK843, kế toán hạch toán: Nợ TK843 – Tổng số phần chênh lệch và lãi dự thu

Có TK458 – Phần chênh lệch giá bán với nợ gốc Có TK3941 – Phần lãi đã tính dự thu

+) Nếu TK458 có số dư có sẽ được kết chuyển vào tài khoản 843, kế toán hạch toán: Nợ TK458 – Phần chênh lệch giá bán và nợ gốc

Có TK3941 – Phần lãi đã tính dự thu Có TK 742 – Phần chênh lệch cịn lại

Một phần của tài liệu Giáo trình kế toán ngân hàng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)