người gửi hàng kiểm tra xem đã đúng và đầy đủ chưa. Chính vì vậy, trên vận đơn hoặc giấy gửi hàng bao giờ cũng có hai dịng chữ “Chi tiết, đặc điểm hàng hóa do người gửi hàng cung cấp: Paticulars furnished by shipper) và khối lượng, trọng lượng, chất luợng, trị giá và nội dung bên trong…, người vận chuyển không biết (Weight, measurement, quality and value unknown). Trên bề mặt bản thảo đó người vận chuyển (nhất là các hãng tàu vận chuyển hàng hóa bằng container) thường in cụm từ “Poof Read Copy” đối với giấy gửi hàng, hoặc “B/L Proof ” đối với vận đơn. Đây là một cụm từ nghề nghiệp được người vận chuyển sử dụng để chỉ ra rằng bản thân vận đơn hoặc giấy gửi hàng nào có in cụm từ đó mới chỉ là bản để “người gửi hàng đọc và kiểm tra lại”. Sau khi người gửi hàng kiểm tra xong nếu có những chi tiết gì chưa chính xác đầy đủ thì phải thơng báo lại cho người vận chuyển để chỉnh sửa. Trên cơ sở đó, người vận chuyển sẽ cấp bản gốc và một số bản sao để người gửi hàng đưa ra ngân hàng thanh toán tiền (nếu là vận đơn theo lệnh của ngân hàng) hoặc gửi cho người nhận hàng ở cảng đích để họ nhận hàng khi tàu cập cảng (nếu là vận đơn đích danh). Những bản vận đơn hoặc giấy gửi hàng nào có cụm từ trên đây hồn tồn khơng có giá trị dùng để giao dịch thanh tốn hay nhận hàng khiếu nại hoặc kiện tụng. Tuy vậy, ngữ nghĩa của các thuật ngữ này mới hình thành trong thời gian gần đây như là một tập quán chứ chưa có một định nghĩa chính thức nào trong pháp luật hàng hải quốc tế.
Do hiểu không đầy đủ ý nghĩa của các cụm từ trên, trong một vụ kiện gần đây tại một tòa án Việt Nam liên quan tới bằng chứng về giấy gửi hàng, luật sư của cả hai bên Nguyên đơn và Bị đơn đều xuất trình các bản giấy gửi hàng có các cụm từ “proof read copy” trên và coi đó là bằng