Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 253 Ở nước ngoài, tổn thất chung thường do các chuyên gia

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 141 - 144)

Ở nước ngoài, tổn thất chung thường do các chuyên gia phân bổ tổn thất (average adjuster) thực hiện theo chỉ định của chủ tàu. Theo Luật hàng hải của nhiều nước, chuyên gia phân bổ tổn thất phải là luật gia và phải qua được kỳ kiểm tra về phân bổ tổn thất (average adjuster‟s examination).

Có nhiều tổ chức của các chuyên gia phân bổ tổn thất nước ngoài phân bổ các vụ tổn thất chung theo sự chỉ định của các chủ tàu Việt Nam, ví dụ như: Richards Hogg International Adjusters, Marine Claim Office of Asia v. v…

Ở Việt Nam, hiện nay mới có duy nhất một tổ chức phân bổ tổn thất chung là Ban Phân bổ tổn thất chung bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, được thành lập từ năm 1984. Các chuyên gia phân bổ tổn thất chung của Ban Phân bổ tổn thất chung được Chủ tịch Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam lựa chọn và chỉ định theo nhiệm kỳ 5 năm trong số các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực luật hàng hải.

Trải qua hơn 25 năm hoạt động, Ban Phân bổ tổn thất chung bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phân bổ thành công khá nhiều vụ tổn thất chung theo chỉ định của các chủ tàu Việt Nam, ví dụ như: tàu Hà Nội 01 bị mắc cạn tại cửa Ba Lạt năm 1984, tàu Ba Đình bị cháy hầm hàng năm 1988, tàu Hà Tĩnh 04 bị mắc cạn tại vũng Chân Mây Đông tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 1995, tàu Tam Hải bị hỏng máy chính phải thả trơi trên biển năm 1997, tàu Nguyễn Du bị cháy hầm hàng năm 1999 v.v…

Trong thực tiễn, có nhiều vụ tổn thất chung mà cả tàu và hàng hóa cùng mua bảo hiểm tại một cơng ty bảo hiểm. Những vụ tổn thất chung này, dù có phân bổ cho tàu và hàng thì cuối cùng đều do cơng ty bảo hiểm gánh chịu. Vì vậy, để

100 c©u hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biĨn

tiết kiệm chi phí phân bổ tổn thất chung, chủ tàu khơng nhất thiết phải chỉ định người phân bổ tổn thất chung, mà người bảo hiểm thường tự đứng ra phân bổ tổn thất chung cho các bên liên quan.

Tuy nhiên, đối với các vụ tổn thất chung mà tàu và hàng hóa mua bảo hiểm ở các công ty bảo hiểm khác nhau thì chủ tàu nên chỉ định người phân bổ tổn thất chung vì trong thực tiễn đã có những vụ tổn thất chung mà các bên thỏa thuận tự phân bổ để tiết kiệm chi phí phân bổ tổn thất chung, nhưng sau đó giữa chủ hàng và chủ tàu, giữa người bảo hiểm hàng và người bảo hiểm tàu không thể thương lượng được với nhau về việc phân bổ tổn thất chung.

Câu hỏi 84: Mối quan hệ giữa tổn thất chung và bảo hiểm?

Trả lời:

Nhiều chủ tàu và chủ hàng thường quan niệm rằng tổn thất chung là một lĩnh vực nằm trong bảo hiểm. Vì vậy, khi xảy ra tổn thất chung, họ chỉ cần thông báo cho người bảo hiểm, còn việc giải quyết tổn thất chung là thuộc trách nhiệm của bảo hiểm. Quan niệm như trên là chưa đúng vì hai lý do sau:

- Lý do thứ nhất: Tổn thất chung và bảo hiểm là hai lĩnh vực khác nhau. Tổn thất chung đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, trước hàng nhiều trăm năm trước khi các chủ tàu và các thương gia hình thành ý tưởng phịng tránh rủi ro tài chính bằng cách mua bảo hiểm.

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biÓn 255

- Lý do thứ hai: Chủ tàu và chủ hàng là các bên liên quan trực tiếp của tổn thất chung, còn người bảo hiểm chỉ liên quan gián tiếp tới tổn thất chung thông qua chủ tàu hoặc chủ hàng, nếu tàu và hàng hóa có mua bảo hiểm.

Vì các lý do nêu trên, khi xảy ra tổn thất chung, trách nhiệm giải quyết tổn thất chung vẫn thuộc chủ tàu và chủ hàng. Sau khi thông báo sự cố cho người bảo hiểm tàu, chủ tàu vẫn là người tuyên bố tổn thất chung, chỉ định người phân bổ tổn thất chung, yêu cầu các chủ hàng cung cấp bảo đảm tổn thất chung và thu thập các tài liệu, chứng từ cần thiết cho việc xác định và phân bổ tổn thất chung.

Đối với chủ hàng, khi chủ tàu tuyên bố tổn thất chung, để có thể nhận được hàng, chủ hàng phải kê khai và ký Lloyd‟s Average Bond và Valuation Form, đồng thời yêu cầu người bảo hiểm hàng ký Average Guarantee. Chủ tàu có quyền từ chối giao hàng, nếu chủ hàng và người bảo hiểm hàng không kê khai, ký và gửi cho họ các tài liệu trên.

Tổn thất chung là rủi ro được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm tàu và trong đơn bảo hiểm hàng hóa. Vì vậy, người bảo hiểm tàu có trách nhiệm bồi thường cho chủ tàu phần tổn thất chung phân bổ cho tàu và người bảo hiểm hàng có trách nhiệm bồi thường cho chủ hàng phần tổn thất chung phân bổ cho hàng hóa.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, chủ hàng ít khi đóng góp tổn thất chung cho chủ tàu rồi sau đó địi người bảo hiểm hàng bồi thường cho mình, mà người bảo hiểm hàng thường thay mặt chủ hàng thanh toán trực tiếp cho chủ tàu phần tổn thất chung phân bổ cho hàng hóa.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 141 - 144)