KHIếU KIệN NGƯờI VậN CHUYểN, ĐạI Lý, MƠI GIớI
C©u hái 65: Vì sao phải thơng báo vỊ tỉn thÊt cđa hµng hãa cho ng-êi vËn chun?
Trả lời:
Thông báo tổn thất là văn bản của người nhận hàng gửi cho người vận chuyển hoặc đại lý của họ, theo đó nói rõ về tình trạng tổn thất của hàng hóa để bảo lưu quyền khiếu nại đối với người vận chuyển.
Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng như luật hàng hải quốc tế, hàng hóa được coi là đã trả đủ và đúng như ghi trong vận đơn, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người vận chuyển về mất mát, hư hỏng của hàng hóa chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngồi. Đối với hàng hóa đã giám định trước khi giao nhận hàng thì khơng cần thông báo bằng văn bản.
Để xác định thời hạn gửi thông báo tổn thất cho người vận chuyển, cần phân biệt tổn thất rõ ràng và tổn thất không rõ ràng. Tổn thất rõ ràng là tổn thất có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi giao nhận hàng hóa, ví dụ: các kiện hàng bị đổ vỡ, bao hàng bị rách, hàng bị ướt v. v… Đối với các trường hợp này thì khi phát hiện hàng bị tổn thất, người nhận hàng phải gửi ngay văn bản thông báo về tổn thất hàng hóa
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biĨn
cho người vận chuyển và phải mời tổ chức giám định tiến hành giám định tổn thất của hàng.
Tổn thất không rõ ràng là tổn thất không thể phát hiện được bằng mắt nhìn khi giao nhận thơng thường. Ví dụ: kiện hàng nhìn bên ngồi bình thường, nhưng bên trong thì hàng bị hư hỏng. Đối với tổn thất khơng rõ ràng, thường thì nhận hàng về rồi, khi mở kiện hàng ra mới phát hiện hàng hóa bị hư hỏng. Trong trường hợp này, người nhận hàng phải gửi văn bản thông báo về tổn thất của hàng hóa cho người vận chuyển trong vòng ba ngày, kể từ ngày nhận hàng. Quá thời hạn trên, người nhận hàng mất quyền khiếu nại người vận chuyển.
Trong thực tiễn, cảng thường đại diện cho người nhận hàng lập Biên bản hàng đổ vỡ do tàu gây nên (COR). Tuy nhiên, khi ký các biên bản loại này, thuyền trưởng hoặc đại phó thường ghi chú rằng hàng hóa hư hỏng là do cơng nhân của cảng gây ra. Mặt khác, COR không phải là biên bản giám định trước khi giao nhận hàng. COR cũng không phải là thông báo tổn thất của người nhận hàng. Vì vậy, tài liệu này khi đã bị tàu ghi chú từ chối trách nhiệm thì khơng có giá trị ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển.
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy rằng người nhận hàng gửi văn bản thông báo về tổn thất của hàng hóa cho người vận chuyển là nhằm bảo lưu quyền khiếu nại đối với người vận chuyển.
Câu hỏi 66: Hồ sơ khiếu nại ng-ời vận chuyển vỊ tỉn thÊt cđa hµng hóa bao gồm những tài liệu nào?
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 215
Trả lời :
Thơng thường, khi hàng hóa bị tổn thất, nếu hàng hóa có bảo hiểm thì chủ hàng thông báo cho người bảo hiểm thu xếp giám định tổn thất của hàng, sau đó thu thập tài liệu, chứng từ liên quan để lập hồ sơ đòi bồi thường bảo hiểm. Sau khi nhận được tiền bồi thường tổn thất của hàng hóa, chủ hàng ký giấy biên nhận và thế quyền (receipt and subrogation) để người bảo hiểm thế quyền của họ khiếu nại người vận chuyển.
Trường hợp hàng hóa khơng có bảo hiểm hoặc tổn thất khơng thuộc trách nhiệm bảo hiểm, thì chủ hàng phải tự khiếu nại người vận chuyển. Hồ sơ khiếu nại người vận chuyển thường bao gồm các tài liệu, chứng từ sau:
- Thư khiếu nại của người nhận hàng; - Vận đơn gốc (Original B/L);
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); - Phiếu đóng gói (Packing List);
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC) trong trường hợp hàng bị thiếu hụt hoặc mất mát;
- Biên bản hàng đổ vỡ do tàu gây nên (COR) trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng;
- Thơng báo về mất mát hoặc tổn thất của hàng (Notice of Loss or Damage) hoặc thư dự kháng bảo lưu quyền khiếu nại (Letter of Reservation);
- Biên bản giám định tổn thất của hàng (Survey Report) trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng;
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển
- Các biên bản, giấy tờ chứng minh lỗi của người vận chuyển và các chứng từ, tài liệu liên quan khác (nếu có).
Nếu khiếu nại của chủ hàng không được người vận chuyển giải quyết bằng thương lượng hịa giải thì họ có thể khởi kiện người vận chuyển. Thời hiệu khởi kiện người vận chuyển đòi bồi thường tổn thất của hàng hóa quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam, trong Quy tắc Hague và Quy tắc Hague-Visby là một năm, còn trong Quy tắc Hamburg là hai năm kể từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận hàng.
Câu hỏi 67: Tại sao chủ hàng lại phải mua b¶o hiĨm trong khi theo vận đơn hoặc hợp đồng vËn chuyÓn theo chuyÕn ng-êi vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi th-ờng nếu tổn thất xảy ra do lỗi của họ?
Trả lời:
Để được bồi thường tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, tuyệt đại bộ phận chủ hàng đều mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Việc có mua bảo hiểm hay không, mua bảo hiểm theo điều kiện nào do chủ hàng tự quyết định tùy theo loại hàng. Thông thường những loại hàng có giá trị cao như máy móc thiết bị đắt tiền, thiết bị tin học hoặc hàng tiêu dùng cao cấp chủ hàng mua bảo hiểm theo điều kiện A, ngược lại đối với những lô hàng trị giá thấp như phân bón, than, quặng, sắt vụn… thường người ta mua bảo hiểm theo điều kiện B hoặc C. Đối với những lơ hàng có