khi tàu đã cập cảng, chủ tàu ra lệnh cho đại lý khơng được giao hàng vì người mua Việt Nam chưa trả tiền hàng cho người bán, lãnh đạo của một Bộ đã ra lệnh cho đại lý giao hàng ngay để phục vụ kịp thời yêu cầu của thời vụ, song đại lý kiên quyết không giao hàng theo đúng chỉ thị của chủ tàu. Cuối cùng thì hàng chỉ được giao sau khi Tổng công ty V đã thanh toán đầy đủ cho người bán. Như vậy, việc liên hệ tiếp xúc với đại lý trong phần lớn trường hợp chỉ để biết thông tin, địa chỉ của người ủy thác, còn trách nhiệm giải quyết vụ việc ra sao cần liên hệ với người ủy thác mới có thể quyết định được. Cần lưu ý khi giải quyết khiếu nại về hư hỏng mất mát hàng hóa theo vận đơn hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến thông thường, thời hiệu khởi kiện người vận chuyển chỉ có một năm nên chủ hàng hết sức tránh sa đà vào việc tranh cãi với đại lý kéo dài đến khi quay trở lại tiếp xúc với người vận chuyển thì thời hiệu đã hết. Một khi thời hiệu khiếu kiện khơng cịn nữa thì khả năng khiếu kiện đòi bồi thường của chủ hàng cũng coi như khơng cịn nữa mặc dầu hồ sơ chứng cứ có thể rất đầy đủ và hợp pháp.
Câu hỏi 78: Nên hiểu thế nào về địa vị pháp lý của ng-ời môi giới thuê tàu?
Trả lời:
Môi giới thuê tàu là một hoạt động trong dịch vụ mơi giới hàng hải nói chung như quy định tại Điều 166 Bộ luật hàng hải Việt Nam. Người môi giới thuê tàu là người trung
100 cõu hi v hp đồng vận chun hàng hóa b»ng ®-êng biĨn
gian kết nối các bên trong việc đàm phán trao đổi và ký kết hợp đồng thuê tàu theo sự ủy thác của chủ hàng hoặc người vận chuyển. Một khi người môi giới thuê tàu đã chắp nối xong các yêu cầu của hai bên và hai bên ưng thuận ký kết hợp đồng thì nghĩa vụ của người mơi giới cũng chấm dứt và dù hợp đồng có được thực hiện hay không người môi giới vẫn được hưởng hoa hồng. Chính vì vậy, Điều 15 của hợp đồng thuê tàu mẫu GENCON, một hợp đồng vận chuyển theo chuyến rất phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế, đã quy định khi hợp đồng thuê tàu khơng được thực hiện vì lỗi của một trong các bên thì bên có lỗi vẫn phải trả cho môi giới thuê tàu 1/3 hoa hồng đã quy định. Theo tập quán hàng hải quốc tế, dù việc thuê tàu do chủ hàng (người thuê vận chuyển) yêu cầu thì chủ tàu, người vận chuyển vẫn là người phải trả hoa hồng cho người môi giới. Điều 167 Bộ luật hàng hải cũng như điều 151 Luật thương mại đều quy định “người môi giới chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh tốn của họ”. Từ đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng một khi hợp đồng thuê tàu đã được ký xong thì việc có thực hiện được hay không, trục trặc nhiều hay ít là trách nhiệm giữa hai bên, người mơi giới khơng có nghĩa vụ và trách nhiệm gì cả với q trình đó. Có chăng chỉ là ảnh hưởng về uy tín của người mơi giới và những lần sau một trong các bên của hợp đồng th tàu sẽ khơng sử dụng mơi giới đó nữa.