Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 267 bảo đảm tổn thất chung cho chủ tàu Ngày 25/04/1974, tàu

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 155 - 157)

bảo đảm tổn thất chung cho chủ tàu. Ngày 25/04/1974, tàu vào cầu dỡ hàng và kết thúc việc dỡ hàng ngày 15/05/1974.

Forestship Ltd yêu cầu Mitsui & Co (USA) Inc trả tiền phạt 21,5 ngày trên cơ sở tính thời gian làm hàng từ 08g00 ngày 16/04/1974, theo đó tính cả các ngày chủ tàu khơng cho dỡ hàng để yêu cầu các chủ hàng cung cấp bảo đảm tổn thất chung. Mitsui & Co (USA) Inc chỉ trả tiền phạt 11,99 ngày vì theo họ, thời gian làm hàng bắt đầu tính từ 08g00 ngày 25/04/1974 (ngày tàu vào cầu dỡ hàng), các ngày chủ tàu không cho dỡ hàng để yêu cầu các chủ hàng cung cấp bảo đảm tổn thất chung khơng được tính vào thời gian làm hàng.

Ngày 02/02/1978, Forestship Ltd đã khởi kiện tại Trọng tài New York yêu cầu Mitsui & Co (USA) Inc trả tiền phạt cho số ngày mà chủ tàu không cho dỡ hàng để yêu cầu các chủ hàng cung cấp bảo đảm tổn thất chung.

Hội đồng Trọng tài cho rằng tàu chậm trễ trong việc dỡ hàng ở cảng Apapa là do người nhận hàng của Mitsui & Co (USA) Inc không cung cấp kịp thời bảo đảm tổn thất chung. Trong trường hợp này, theo Điều khoản New Jason trong Hợp đồng thuê tàu, chủ tàu có quyền giữ hàng. Việc thuyền trưởng khơng cho dỡ hàng, mà giữ hàng ở trên tàu là hợp lý, vì theo luật Nigeria, một khi hàng hóa đã được dỡ khỏi tàu, chủ tàu sẽ mất quyền giữ hàng. Vì vậy, Hội đồng Trọng tài đã phán quyết buộc Mitsui & Co (USA) Inc trả tiền phạt cho số ngày mà chủ tàu không cho dỡ hàng để yêu cầu các chủ hàng cung cấp bảo đảm tổn thất chung.

Qua vụ kiện trên có thể thấy rằng, khi xảy ra tổn thất chung, nếu chủ hàng không cung cấp kịp thời bảo đảm tổn thất chung thì có thể sẽ phát sinh nguy cơ chủ tàu lưu giữ

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa b»ng ®-êng biĨn

hàng. Vì vậy, khi chủ tàu yêu cầu, chủ hàng cũng như người bảo hiểm hàng nên sớm kê khai và ký Lloyd‟s Average Bond, Valuation Form và Average Guarantee, sau đó gửi lại ngay các tài liệu này cho chủ tàu.

C©u hỏi 90: Việc giám định các tổn thất của tàu và hàng để phơc vơ cho viƯc ph©n bỉ tỉn thất chung phải tiến hành nh- thÕ nµo?

Trả lời:

Khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn hàng hải, chủ tàu và chủ hàng Việt Nam thường thông báo cho người bảo hiểm để tiến hành giám định các tổn thất của tàu và hàng hóa. Việc giám định của giám định viên bảo hiểm là nhằm phục vụ cho việc bồi thường bảo hiểm, nên nhiều khi nội dung của biên bản giám định không đáp ứng được yêu cầu của việc phân bổ tổn thất chung.

Do vậy, nếu xảy ra tổn thất chung mà có tổn thất của tàu hoặc của hàng hóa, chủ tàu nên chỉ định giám định viên tổn thất chung (general average surveyor), đặc biệt là trong các trường hợp hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau, bảo hiểm tại nhiều công ty bảo hiểm khác nhau, bị nhiều loại tổn thất khác nhau.

Về nguyên tắc, việc giám định tổn thất của tàu và hàng hóa phải được tiến hành thật chi tiết, phải phân định rõ ràng

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)