Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biÓn

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 40 - 41)

để trống (Blank Endorsement) hay ký hậu cho một người cụ thể hoặc theo lệnh của một người nào đó. Điều này cũng đồng nghĩa quyền sở hữu định đoạt hàng hóa chỉ được chuyển giao khi vận đơn đã được ký hậu.

Với vận đơn đích danh, trên bề mặt của nó, ở ơ người nhận hàng (Consignee) bao giờ cũng phải ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Chỉ có người có tên trên bề mặt vận đơn mới có thể nhận hàng, nghĩa là chỉ có họ mới có quyền định đoạt hàng hóa kể cả quyền khởi kiện người vận chuyển. Loại vận đơn này không thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu, vì vậy loại vận đơn này ít lưu thơng trong thương mại quốc tế. Với loại vận đơn này một khi dã được cấp phát thì cũng có nghĩa là quyền nhận hàng cũng như các quyền khác gắn với vận đơn đã chuyển sang người có tên đích danh ghi ở trong đó. Thơng thường nó chỉ sử dụng khi gửi hành lý cá nhân hoặc gửi hàng trong nội bộ giữa các công ty con hay chi nhánh của một tập đồn thương mại nào đó, hiếm khi dùng để thanh toán tiền mua bán hàng. Trong thực tiễn hàng hải quốc tế chỉ ai là người có tên trên vận đơn loại này mới nhận được hàng nên khi ký phát loại vận đơn này thường các hãng tàu thu hồi bản gốc ngay tại cảng xếp hàng hay nói chính xác hơn họ khơng cấp bản gốc, do đó trên bề mặt vận đơn loại này thường đóng dấu dịng chữ “đã thu hồi bản gốc: Surrendered” đi kèm theo dịng chữ “Khơng chuyển nhượng được: Non-Negotiable”. Khi hàng đến cảng đích, người nhận hàng chỉ cần bản sao và chứng minh được rằng mình là người nhận hàng đích danh ghi trong vận đơn đó là họ có thể nhận hàng. Pháp luật những nước theo hệ thống Common Law như Anh, Mỹ, Úc… coi vận đơn đích danh như là một

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)