Phòng đi cảng Cửa Lò ngày 07/09/1984. Tàu hành trình trong điều kiện thời tiết xấu, gió mùa đơng bắc cấp 5, 6. Khoảng 22g40 cùng ngày, tàu bị mắc cạn ở cửa Ba Lat, tại tọa độ 20. 13‟N và 106. 36‟8”E. Tàu đã lùi hết máy nhưng khơng thể thốt ra khỏi cạn.
Ngày 08/09/1984, phát hiện có nước rị vào hầm hàng, thuyền trưởng lệnh bơm nước khỏi hầm hàng, ném một số hàng xuống biển để làm nhẹ tàu và thúc máy cho tàu giãy cạn, nhưng mọi cố gắng đều không đạt được kết quả. Thuyền trưởng điện cho chủ tàu xin tàu cứu hộ kéo tàu ra khỏi cạn. Chủ tàu đã ký hợp đồng cứu hộ với Xí nghiệp Trục vớt cứu hộ 4, Hải Phòng.
Việc cứu hộ được tiến hành từ ngày 09/09/1984 khi tàu lai Hòn Gai rời cảng Hải Phòng đi cửa Ba Lat và kết thúc vào ngày 22/09/1984, khi tàu lai trên kéo tàu Hà Nội 01 về cảng Cửa Cấm an tồn. Trong q trình cứu hộ, khoảng 300 tấn hàng được dỡ xuống xà lan và sau đó được đưa lên kho cảng Cửa Cấm.
Mặc dù đã được cứu ra khỏi cạn, nhưng tàu Hà Nội 01 bị hư hỏng nặng ở đáy tàu, không còn đủ khả năng đi biển để tiếp tục hành trình. Chủ tàu đã buộc phải đưa tàu lên đà tại Nhà máy đóng tàu Phà Rừng để sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm Việt Nam và của Bảo Việt.
Do khối lượng công việc quá nhiều nên việc sửa chữa tại Nhà máy đóng tàu Phà Rừng dự kiến khoảng 4 tháng. Trong khi đó, hàng hóa (lạc nhân) là loại hàng dễ hỏng, khó
100 c©u hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biĨn
bảo quản, một số đã bị ướt cần được tái chế và sớm đưa về cảng đích. Nếu chờ tàu sửa chữa xong mới vận chuyển tiếp đi Singapore thì hàng hóa có thể sẽ bị hư hỏng hồn tồn. Vì vậy, chủ tàu quyết định cho tàu Hà Nội 01 từ bỏ hành trình và gửi hàng hóa đi Singapore trên một con tàu khác.
Chủ tàu đã tuyên bố tổn thất chung và chỉ định Ban Phân bổ tổn thất chung bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là người phân bổ tổn thất chung. Sau khi Ban Phân bổ tổn thất chung hoàn thành việc phân bổ tổn thất chung, chủ hàng đã đóng góp tổn thất chung đầy đủ cho chủ tàu.
Câu hỏi 100: Nội dung của Bản phân bổ tæn thÊt chung?
Trả lời:
Về hình thức các Bản phân bổ tổn thất chung do các tổ chức phân bổ tổn thất chung khác nhau lập ra có thể được trình bày khác nhau, tùy theo tập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, về nội dung các Bản phân bổ tổn thất chung này là tương đối giống nhau và thường bao gồm các phần sau:
(1). Tóm tắt diễn biến sự việc:
Căn cứ vào hồ sơ tài liệu do chủ tàu thu thập và cung cấp, người phân bổ tổn thất chung phải tóm tắt một cách trung thực về diễn biến sự cố hoặc tai nạn hàng hải dẫn đến