lý” của nó nên cần phải xem xét để đỡ mất thời gian (mà thì giờ lại là tiền bạc) và mọi việc được trôi chảy.
Tham khảo tài liệu về một vụ tranh chấp mà người viết nhận được từ một hãng luật khá nổi tiếng trên thế giới (Shipping law update, Issue 9, Autum 2002, Ince & Co) thì thấy có một vụ kiện như sau:
Voss Peer (Nguyên đơn) kiện APL Co Pte Ltd (Bị đơn), số tham chiếu hồ sơ (2002) 3SLR, tại Toà phúc thẩm Singapore (Singapore Court of Appeal). Nguyên đơn bán một xe ôtô cho Seohwan - một công ty của Hàn Quốc và chở trên tàu của Bị đơn. Bị đơn phát hành một vận đơn có ghi ở ơ “người nhận hàng” (consignee) là “Seohwan” nhưng khơng có từ “to order” kèm theo nên được coi là “vận đơn đích danh” (cịn có tên gọi khác là “straight consigned bill of lading” với ý nhấn mạnh là giao thẳng, trực tiếp cho đúng người nhận hàng có tên trên vận đơn).
Chủ tàu/người vận chuyển đã giao chiếc ơtơ đó tại cảng trả hàng nơi đến (port of destination) mà không thu hồi vận đơn từ người nhận hàng là Seohwan. Giữa người bán hàng (nguyên đơn) và người mua hàng (người nhận hàng) “có vấn đề” về thanh tốn tiền hàng (tiền mua ôtô) nên đã xảy ra kiện tụng giữa người bán hàng và chủ tàu/người vận chuyển (Bị đơn) để đòi chủ tàu/người vận chuyển bồi thường thiệt hại. Toà phải xem xét, nhận định và đưa ra quyết định là có cần phải thu hồi vận đơn trước khi trả hàng (ôtô) cho người nhận hàng hay không.
Bị đơn cho rằng “Straight B/L” là loại vận đơn không giao dịch được (non-negotiable), tương tự như hay giống với (analogy) “sea waybill” nên không cần phải xuất trình vận đơn khi trả hàng (effect delivery). Tuy nhiên, Tồ phúc thẩm đã phân biệt “vận đơn đích danh” với “sea waybill” và phán