giấy gửi hàng nên khi nhận hàng có thể khơng cần xuất trình bản gốc vận đơn. Một điều cũng cần lưu ý là theo quy định tại Điều 62 của Luật thương mại Việt Nam, nếu hợp đồng mua bán không quy định khi nào quyền sở hữu hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua thì quyền sở hữu đó sẽ được chuyển giao khi giao hàng. Nghĩa là vận đơn đích danh một khi đã được ký phát thì chỉ có người nhận hàng có tên trong đó mới có quyền định đoạt và nhận hàng, người gửi hàng có cầm nó trong tay cũng khơng làm gì được.
Từ những đặc điểm nói trên của các loại vận đơn, nhất là vận đơn theo lệnh nên khi mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp nên sử dụng loại vận đơn theo lệnh với những ưu điểm vốn có của nó, hết sức hạn chế việc sử dụng vận đơn đích danh do những hạn chế như trên. Khơng ít vụ lừa đảo đã xảy ra do người bán Việt Nam tin tưởng ở người mua nên đã đồng ý phát hành vận đơn đích danh cho người mua nước ngồi.
C©u hái 45: Vận đơn đ-ờng biển (Ocean B/L) khác với giấy gửi hàng đ-ờng biển (Waybill) nh- thÕ nµo?
Trả lời:
Ở những năm gần đây, pháp luật nhiều nước quy định trong khơng ít trường hợp khi giao dịch mua bán hàng hóa xuất nhập khẩu khơng nhất thiết phải sử dụng vận đơn trong thanh toán theo phương thức tín dụng thư cũng như trong việc làm thủ tục hải quan. Vì vậy, từ thực tiễn đó, năm 1990 Uỷ ban hàng hải quốc tế (Commitee Maritime International: CMI) đã cho ra đời bản Quy tắc thống nhất về giấy gửi hàng bằng đường biển với tư cách là một quy phạm tùy ý, nghĩa là quy tắc này chỉ áp dụng khi các bên có liên quan thống nhất
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển
quy định trong hợp đồng. Sự khác nhau cơ bản giữa giấy gửi hàng và vận đơn là ở chỗ giấy gửi hàng chỉ có hai chức năng: là biên lai nhận hàng của người vận chuyển và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển trong khi đó vận đơn cịn có thêm chức năng là chứng từ thể hiện quyền sở hữu định đoạt hàng hóa. Theo luật Mỹ thì vận đơn đích danh cũng tương tự như giấy gửi hàng mà thơi, do vậy nó khơng bị điều chỉnh bởi Luật hàng hải quốc gia cũng như các công ước quốc tế về vận đơn (Hague Visby Rules). Vì vậy, giấy gửi hàng khơng thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu như vận đơn theo lệnh. Thông thường, một khi đã sử dụng giấy gửi hàng thì người nhận hàng bao giờ cũng là đích danh. Khi tàu đến cảng đích, người vận chuyển chỉ cần kiểm tra người nhận hàng có đúng là đích danh như trong giấy gửi hàng hay khơng là có thể giao hàng cho người nhận hàng hợp pháp mà khơng cần thu hồi bản gốc. Chính vì vậy giấy gửi hàng cũng rất ít khi phát hành bản gốc, thay vào đó các hãng tàu thường đóng dấu “Surrendered” như đối với vận đơn đích danh. Tuy nhiên để làm an lòng người bán cũng như người mua trong đại đa số trường hợp, khi cấp giấy gửi hàng, trên mặt sau của giấy gửi hàng, người vận chuyển cũng ghi rõ về trách nhiệm đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển và họ cũng đồng ý áp dụng các công ước quốc tế như Hague Visby Rules để điều chỉnh trách nhiệm giữa các bên liên quan như thể khi cấp vận đơn.
Một điểm nữa cũng cần lưu ý là, theo thông lệ hàng hải quốc tế cũng như Điều 92 của Bộ luật hàng hải Việt Nam, khi đang có vận đơn theo lệnh trong tay, người gửi hàng có thể có những quyền nhất định (dù bị hạn chế) về việc định