Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 259 Tàu phải ghé vào cảng lánh nạn để sửa chữa tàu do bị

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 147 - 149)

- Tàu phải ghé vào cảng lánh nạn để sửa chữa tàu do bị hỏng máy chính, do bị đâm va với tàu khác hoặc để xếp lại hàng làm cân bằng tàu do trên hành trình gặp thời tiết xấu làm xê dịch hàng hóa;

- Tàu được cứu hộ vì mục đích an tồn chung.

Tổn thất chung rất đa dạng và phức tạp. Đối với cùng một loại chi phí, ví dụ: chi phí ở cảng lánh nạn, trong một số trường hợp được cơng nhận là chi phí tổn thất chung, nhưng ở một số trường hợp khác lại không phải là tổn thất chung. Vì vậy, tùy từng trường hợp cụ thể, phải căn cứ vào bốn tiêu chí đặc trưng của tổn thất chung để xác định một sự cố hay tai nạn hàng hải có dẫn tới tổn thất chung hay khơng.

C©u hái 87: Chi phÝ cứu hộ có phải là chi phÝ tæn thÊt chung hay kh«ng?

Trả lời:

Theo Quy tắc VI của Quy tắc York-Antwerp, chi phí cứu hộ vì mục đích an tồn chung được cơng nhận là chi phí tổn thất chung. Dưới đây là một ví dụ minh họa:

Tàu Hà Tĩnh 04 trọng tải 600DWT, thuộc Công ty vận tải biển và thương mại Hà Tĩnh, trên hành trình chở 190 tấn thiết bị máy móc từ cảng Phòng Thành, Trung Quốc về cảng Nha Trang. Ngày 07/10/1995 tàu gặp thời tiết xấu trên vịnh Bắc Bộ, sóng gió cấp 6, tàu lắc ngang mạnh, sóng phủ tràn mặt boong. Thuyền trưởng buộc phải quyết định đưa tàu ghé vào vũng Chân Mây Đông thuộc địa phận xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế để tránh gió.

100 c©u hái về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

Ngày 10/10/1995, vùng tàu Hà Tĩnh 04 đang neo trú gió bị ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (sau đó mạnh lên thành bão). Gió cấp 6-7 và giật cấp 8, tàu bị gãy neo phải và bị dạt lên bãi cạn. Tàu đã nhiều lần dùng máy chính cố lùi ra khỏi cạn nhưng khơng thành cơng vì tàu bị cạn khá nặng.

Ngay sau khi tàu bị cạn, thuyền trưởng đã điện báo cáo chủ tàu và điện cho Cảng vụ Đà Nẵng xin tàu lai để kéo tàu ra khỏi cạn. Cảng Đà Nẵng đã điều tàu lai Sơn Trà công suất 800CV đến vũng Chân Mây Đông, nhưng do tàu Hà Tĩnh 04 bị cạn nặng nên tàu lai Sơn Trà không kéo được tàu Hà Tĩnh 04 ra khỏi cạn và phải quay về Đà Nẵng.

Ngày 16/10/1995, Cảng vụ cảng Thuận An làm thủ tục nhập cảnh cho tàu tại vũng Chân Mây Đông. Trong các ngày 17, 18 và 19/10/1995, chủ tàu cùng Bảo Việt Đà Nẵng liên hệ với các đơn vị tại Đà Nẵng để thuê cứu hộ tàu Hà Tĩnh 04. Ngày 20/10/1995, chủ tàu đã ký Hợp đồng trục vớt tàu Hà Tĩnh 04 với Tổ hợp tác trục vớt sửa chữa tàu thuyền Bắc Mỹ An, có trụ sở tại 92 Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Ngày 24/10/1995, các phương tiện cứu hộ bắt đầu rời Đà Nẵng đi vũng Chân Mây Đông, nhưng do ảnh hưởng của gió mùa đơng bắc cấp 6, 7 từ Quảng Trị đến Khánh Hòa nên tàu kéo và xà lan không ra biển được mà phải nằm tại cửa Biên Phòng Đà Nẵng chờ thời tiết tốt. Vào khoảng 08g30 ngày 30/10/1995, tàu kéo và xà lan của Tổ hợp tác Bắc Mỹ An tiếp cận được với tàu Hà Tĩnh 04 và bắt đầu triển khai việc cứu hộ. Đến 18g30 ngày 01/11/1995, tàu Hà Tĩnh 04 được kéo ra khỏi cạn và neo ở vị trí an tồn, tàu nổi hồn tồn, mũi quay ra phía biển.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 147 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)