Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biÓn 171 cầm giữ vận đơn hợp pháp Chính vì vậy, người vận chuyển

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 59 - 61)

cầm giữ vận đơn hợp pháp. Chính vì vậy, người vận chuyển thường từ chối chấp nhận LOI. Một chủ tàu Việt Nam đã gánh chịu hậu quả nặng nề vì chấp nhận LOI:

Năm 1998, chủ tàu VNS ở Hải Phòng khi dỡ hàng ở một cảng Trung Quốc đã đồng ý giao hàng cho người nhận hàng (cũng là người mua) trên cơ sở LOI như nói trên. Tại thời điểm này, vận đơn gốc (vận đơn theo lệnh) đang nằm trong tay một thương nhân khác (người bán) ở Hong Kong vì đây là lơ hàng mua đi bán lại khi hàng đang trên đường hành trình. Do người nhận hàng không thanh toán tiền hàng nên thương nhân nọ, với vận đơn gốc trong tay, đã khiếu nại chủ tàu VNS địi bồi thường. Chủ tàu xuất trình LOI của người nhận hàng và đề nghị thương nhân trên kiện người nhận hàng để được bồi thường. Thương nhân đó đã thẳng thừng từ chối LOI nói trên vì cho rằng nó hồn tồn khơng có giá trị pháp lý và khơng có gì ràng buộc với mình. Ngay sau đó, khi biết chủ tàu VNS đang có tàu ghé cảng Singapore họ đã yêu cầu toà án Singapore bắt giữ. Tại phiên tòa xét xử vụ kiện, chủ tàu cũng đã xuất trình LOI nói trên, tuy nhiên tòa án Singapore đã bác bỏ hồn tồn LOI đó và kết luận LOI khơng có giá trị pháp lý với người cầm giữ vận đơn hợp pháp và đây chỉ là thỏa thuận riêng giữa người nhận hàng và chủ tàu. Tòa cịn cho rằng giao hàng khơng thu hồi vận đơn gốc là lỗi cố ý của chủ tàu, không phù hợp với các quyền của chủ tàu theo Luật hàng hải Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế; đây cũng là một sự vi phạm hợp đồng vận chuyển và là sơ suất của chủ tàu. Kết cục, chủ tàu VNS đã phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người cầm giữ vận đơn. Vụ kiện này cũng tương tự như vụ kiện Motis Exoport Ltd. V Dampskibseeskabel AS 1912 Ở Vương quốc Anh hoặc vụ

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biĨn

kiện giữa Stuart Smith Minmery v Maersk Lines đăng trong tạp chí Lloyd Law Reports 21/12/1999.

Câu hỏi 57: Tòa ¸n ViÖt Nam cã thÈm qun xÐt xư c¸c vơ kiƯn vỊ tỉn thÊt hµng hãa vận chuyển theo vận đơn do chủ tàu n-ớc ngồi ký phát hay khơng?

Trả lời:

Những năm gần đây, ngày càng có nhiều vụ tranh chấp về tổn thất hàng hóa giữa các chủ tàu Việt Nam và các chủ hàng nước ngoài, cũng như giữa các chủ tàu nước ngoài và các chủ hàng Việt Nam. Đối với các vụ kiện giữa các chủ tàu Việt Nam và các chủ hàng nước ngồi thì thẩm quyền giải quyết của Tịa án Việt Nam là điều không cần phải bàn cãi vì trong các vận đơn do các chủ tàu Việt Nam ký phát đều có quy định về việc này.

Tuy nhiên, đối với các vụ tranh chấp giữa các chủ tàu nước ngoài và các chủ hàng Việt Nam được khởi kiện tại Tịa án Việt Nam thì các chủ tàu nước ngồi thường cho rằng Tịa án Việt Nam khơng có thẩm quyền xét xử vụ kiện do trong vận đơn có điều khoản tài phán (Jurisdiction Clause) quy định mọi tranh chấp phát sinh từ vận đơn sẽ được giải quyết bằng trọng tài hoặc tịa án nước ngồi.

Mục đích của điều khoản tài phán nói trên là để đơn phương giành quyền xét xử cho tòa án nước mà chủ tàu có trụ sở và gạt bỏ thẩm quyền của tòa án các nước khác mà theo luật của các nước này tịa án của họ cũng có thẩm quyền

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 59 - 61)