Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 229 Theo thông lệ hàng hải quốc tế, vận đơn chỉ được cấp

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 117 - 121)

Theo thông lệ hàng hải quốc tế, vận đơn chỉ được cấp cho người gửi hàng sau khi hàng đã được xếp lên tàu. Thông thường, vận đơn do đại lý của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng ký phát. Nếu đại lý hoặc thuyền trưởng tự tiện thay đổi ngày ký vận đơn (ký sớm hơn hoặc muộn hơn ngày thực tế hàng đã xếp lên tàu) thì người vận chuyển hồn tồn vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra.

Trách nhiệm của người vận chuyển, thường gọi là người ủy thác (Principal), với người đại lý (Agent) được quy định tại Điều 162 Bộ luật hàng hải như sau: “Người ủy thác có trách nhiệm hướng dẫn người đại lý tàu biển thực hiện dịch vụ đã ủy thác khi cần thiết và phải ứng trước theo yêu cầu của người đại lý tàu biển khoản tiền dự chi cho dịch vụ được ủy thác. Trường hợp người đại lý tàu biển có hành động vượt quá phạm vi ủy thác thì người ủy thác vẫn phải chịu trách nhiệm về hành động đó nếu ngay sau khi nhận được thông tin này mà người ủy thác đã không thông báo cho những người liên quan biết là mình khơng cơng nhận hành động này của người đại lý tàu biển”.

Quyền hạn của đại lý được quy định trong hợp đồng với người vận chuyển. Bên cạnh những công việc đã nêu trong hợp đồng, đại lý còn phải thực thi một cách mẫn cán hợp lý các công việc khác mặc dầu không nêu chi tiết trong hợp đồng. Đại lý có quyền quyết định cách thức hồn thành các công việc này nhưng phải hợp lý và phù hợp với quy định chung trong hợp đồng là phải quan tâm thích đáng, đúng mực quyền lợi của người ủy thác khi tiến hành các cơng việc đó như là các cơng việc thông thường khác quy

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa b»ng ®-êng biĨn

định rõ trong hợp đồng. Đại lý phải ln nhớ rằng mình làm các cơng việc và ký kết các loại hợp đồng dịch vụ phục vụ cho người vận chuyển là thay mặt cho họ và vì quyền lợi của họ. Điều này cũng có nghĩa là nếu đại lý không vượt quá thẩm quyền của mình thì mọi hợp đồng dịch vụ mà đại lý ký thay mặt cho người vận chuyển sẽ ràng buộc người vận chuyển.

Trong trường hợp đại lý tự tiện vượt quá thẩm quyền ủy thác, ví dụ như tự tiện thay đổi ngày ký vận đơn như trên, thì các tịa án quốc tế vẫn bắt người vận chuyển phải chịu mọi hậu quả xảy ra. Điều này đã được tòa án hàng hải London Vương quốc Anh xét xử trong một vụ kiện như sau:

Năm 1998 hãng vận chuyển Soubert nhận chở 273.000 bao gạo từ một cảng Trung quốc đi Cuba. Người bán và là người gửi hàng là Cofco, người mua và là người nhận hàng là Alimport, đại lý của Soubert ở cảng xếp hàng là Penavico. Ngày 8/8/1998 việc xếp hàng hoàn thành. Theo Luật hàng hải Trung Quốc cũng như thông lệ hàng hải quốc tế vận đơn do đại lý Penavico ký phát thay mặt người vận chuyển lẽ ra phải ghi ngày cấp là 8/8/1998, song với sự thông đồng của người bán họ đã ghi lùi ngày là 5/8/1998. Trong quá trình vận chuyển, tổn thất đã xảy ra sau ngày 5/8/1998 nhưng trước ngày 8/8/1998. Vì vậy, người mua đang cầm giữ vận đơn đã khiếu nại người vận chuyển đòi bồi thường. Tuy nhiên người vận chuyển đã bác bỏ khiếu nại của người mua vì cho rằng thực tế việc xếp hàng đã kết thúc vào ngày

100 c©u hái về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 231 8/8/1998, nếu tổn thất xảy ra trước ngày 8/8/1998 thì họ 8/8/1998, nếu tổn thất xảy ra trước ngày 8/8/1998 thì họ được miễn trách nhiệm và việc ghi lùi ngày cấp vận đơn là lỗi của đại lý đã không được người vận chuyển ủy quyền làm như vậy. Do đó, người vận chuyển đã đề nghị người mua kiện người đại lý vì người vận chuyển khơng hề có một sự ủy quyền nào, dù thực tế hay ngấm ngầm, cho đại lý làm như vậy. Tòa phán rằng vận đơn là chứng từ có thể mua bán chuyển nhượng được, các chi tiết trên đó phải trung thực và chính xác. Nếu khi nào cũng yêu cầu chủ hàng, người nhận hàng hoặc người được chuyển nhượng vận đơn phải kiểm tra kỹ tính chính xác của nó trước khi chấp nhận sẽ gây cản trở cho sự phát triển thương mại quốc tế. Trong trường hợp cụ thể này người vận chuyển đã vi phạm hơp đồng vận chuyển, do vậy phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả phát sinh từ sự vi phạm đó.

C©u hái 75: Khi vËn đơn bị thất lạc trong quá trình b-u điện chuyển phát từ cảng xếp hàng tới cảng đích thì phải làm gì để ng-ời nhận hàng có thể nhận đ-ợc hàng?

Trả lời:

Khi vận đơn bị thất lạc như vậy trong quá trình bưu điện chuyển phát từ cảng xếp hàng tới cảng đích thì phải lập tức thông báo ngay cho người vận chuyển cũng như người nhận hàng biết để đề phòng những kẻ lừa đảo lợi dụng nếu chẳng may vận đơn lọt vào tay chúng. Mặt khác phải yêu cầu bưu điện xác định rõ xem việc thất lạc mất mát vận đơn đã xảy ra như thế nào. Khơng ít trường hợp lẽ ra vận đơn phải chuyển tới người nhận hàng ở cảng A thì bưu điện lại chuyển

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

tới cảng B. Nếu đúng thất lạc như vậy thì việc tìm lại vận đơn để đưa về đúng địa chỉ khơng có gì khó khăn. Trường hợp sau khi bưu điện đã kiểm tra kỹ lưỡng mà không thể xác định được thì phải làm một bảo lãnh ngân hàng thì người nhận hàng mới nhận được hàng. Thông thường bảo lãnh ngân hàng phải có giá trị một năm kể từ ngày giao hàng, khoảng thời gian này tương đương thời hiệu khiếu kiện chống lại người vận chuyển theo thông lệ pháp luật hàng hải quốc tế cũng như đại đa số pháp luật hàng hải các quốc gia trên thế giới. Điều này có nghĩa là kẻ gian nếu có nhặt được vận đơn sau một năm tìm đến người chun chở để địi nhận hàng thì vận đơn đó cũng khơng cịn giá trị để nhận hàng nữa và người chuyên chở cũng đã được giải phóng khỏi mọi trách nhiệm. Cũng cần lưu ý là một số hãng tàu chuyên chở container cịn có những địi hỏi khắt khe hơn, ngồi bảo lãnh ngân hàng họ còn yêu cầu chủ hàng phải ứng vào tài khoản của họ một khoản tiền tương đương trị giá lơ hàng có vận đơn bị thất lạc, sau một năm họ sẽ chuyển trả lại cho chủ hàng cả gốc lẫn lãi.

Thông thường một số doanh nghiệp cho rằng sau khi làm các thủ tục nhận hàng sẽ quay sang khiếu nại cơ quan chuyển phát vận đơn để địi bồi thường tồn bộ thiệt hại đã xảy ra. Nhìn chung, những khiếu nại này khơng có khả năng thành cơng vì tuyệt đại đa số các hãng chuyển phát nhanh đều có quy định trong những trường hợp thất lạc mất mát tài liệu như vậy trách nhiệm bồi thường của họ tối đa cũng chỉ dao động trong khoảng 50 USD/bưu kiện. Điều lệ, quy tắc vận chuyển bưu phẩm bưu kiện của các hãng chuyển phát nhanh thường quy định các hãng chuyển phát nhanh hoàn

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 117 - 121)