Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hãa b»ng ®-êng biĨn 221 a/ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 109 - 113)

a/ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền và nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu đó;

b/ Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.

Ngoài ra, theo Điều 161 Bộ luật dân sự Việt Nam những khoảng thời gian sau đây khơng tính vào thời hiệu khởi kiện:

a/ Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

b/ Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c/ Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính dáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

Câu hỏi 70: Khi nào thì tranh chấp về hàng hải giữa chủ hàng vµ ng-êi vËn chun ViƯt Nam cã thĨ ®-a ra tịa án hay trọng tài n-ớc ngoài giải quyết?

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam tại Điều 260, khoản 1 “trường hợp hợp đồng có ít nhất một bên là tổ chức cá nhân nước ngồi thì các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án ở nước ngoài”.

Trong trường hợp hai bên tranh chấp đều là tổ chức hoặc cá nhân Việt Nam (không phải là doanh nghiệp thuộc diện FDI) thỏa thuận trong hợp đồng giải quyết tranh chấp ở tịa án hay trọng tài nước ngồi thì khi đưa vụ việc đó ra tịa án hay trọng tài nước ngồi họ vẫn tiếp nhận và thụ lý. Tuy nhiên bản án đó, nếu bên bị thua cuộc khơng chịu tự nguyện thi hành, thì khơng có khả năng cưỡng chế thi hành ở Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp các bên liên quan là doanh nghiệp thuộc FDI có trụ sở tại Việt Nam).

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng ®-êng biĨn 223

Câu hỏi 71: Đơn vị tính tốn để bồi th-ờng tổn thất hàng hóa cịng nh- båi th-êng tr¸ch nhiƯm dân sự trong Bộ luật hàng hải Việt Nam đ-ợc tính tốn nh- thế nào?

Trả lời:

Đơn vị tính tốn quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam là đơn vị tiền tệ do Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt, viết tắt là SDR (Special Drawing Right). Đồng tiền SDR là đồng tiền quy ước, nó là một rổ tiền tệ gồm những đồng tiền mạnh nhất thế giới hiên nay như sau: trong một SDR gồm có 44% USD, 34% EURO, 11% JPY và 11% GBP. Tỷ giá giữa SDR và các đồng tiền khác nói chung ít biến động, muốn biết tỷ giá giữa SDR và VND có thể hỏi tại ngân hàng nhà nước, còn muốn biết tỷ giá giữa SDR và những đồng tiền khác như USD, EURO, JPY, GBP…. thì có thể tra cứu trên Website của IMF như sau: WWW. IMF. ORG. Thời điểm hiện tại tỷ giá giữa SDR và USD thường giao động giữa 1 SDR tương đương 1,50 đến 1,60 USD

C©u hái 72: Ng-êi gưi hµng có quyền định đoạt hàng hãa ®· xÕp lên tàu cho tới khi nào?

Trả lời:

Theo Điều 92 của Bộ luật hàng hải Việt Nam “Người gửi hàng có quyền định đoạt hàng hóa cho đến khi hàng được trả cho người nhận hàng hợp pháp, nếu chưa giao quyền này cho người khác; có quyền yêu cầu dỡ hàng trước

100 c©u hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biĨn

khi tàu biển bắt đầu chuyến đi, thay đổi người nhận hàng hoặc cảng trả hàng sau khi chuyến đi đã bắt đầu với điều kiện phải bồi thường mọi tổn thất và chi phí liên quan. Người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng sau khi đã thu hồi lại toàn bộ vận đơn gốc đã ký phát”. Trong một chừng mực nào đấy, quy định này của Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng phù hợp với tinh thần và lời văn của Điều 85 Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 (gọi tắt là Cơng ước Viên 1980). Trong luật pháp thương mại và hàng hải quốc tế, người ta gọi quyền này của người gửi hàng là quyền Stoppage in transitu (quyền của người bán, người gửi hàng tạm ngưng việc giao hàng cho người mua số hàng đang trên đường vận chuyển vì người mua chưa trả tiền mua hàng). Quy định này có nguồn gốc từ Luật hàng hải và luật mua bán hàng hóa của nước Anh. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có bất kỳ một hướng dẫn hay giải thích chính thức nào về điều khoản này nói riêng và tồn bộ Chương V (Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển) nói chung.

Theo Bộ luật hàng hải, nếu vận đơn là đích danh thì sau khi ký phát chỉ người nào có tên là người nhận hàng trong vận đơn đó mới có quyền nhận hàng và định đoạt hàng hóa đó. Ngược lại, với vận đơn theo lệnh thì sau khi nó đã được ký hậu hợp cách và chuyển cho người mua thì quyền sở hữu cũng như quyền định đoạt hàng hóa đã chuyển sang người mua. Điều này cũng tương đồng với Điều 62 của Luật thương mại Việt Nam theo đó quyền sở hữu hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi giao hàng trừ khi hợp đồng mua bán hoặc pháp luật có quy định khác. Thực ra

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 109 - 113)