Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 245 phí di chuyển, trục vớt, làm vơ hại xác tàu cũng nằm trong

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 133 - 136)

phí di chuyển, trục vớt, làm vơ hại xác tàu cũng nằm trong quy định này.

Pháp luật của một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (kể cả Hong Kong) và Singapore cũng phân định 2 nhóm khiếu nại hàng hải như trên để giải quyết các yêu cầu bắt giữ tàu khi nào thì thực hiện quyền cầm giữ hàng hải và khi nào chỉ để giải quyết khiếu nại hàng hải. Xin giới thiệu một vụ việc điển hình gần đây:

Đầu năm 2009, chủ tàu HT Việt Nam cho người thuê B ở Hàn Quốc thuê định hạn tàu HT-01. Do bị ảnh hưởng trầm trọng khủng hoảng tài chính tồn cầu và tại bản quốc, từ tháng 10-2009 trở đi B khơng cịn khả năng thanh toán tiền thuê cho chủ tàu HT nữa, vì vậy HT đành rút tàu về. Tại thời điểm này, ngay cả tiền mua dầu với một Cty bán dầu EL tại Hàn Quốc, B cũng không trả nổi. Trong hợp đồng bán dầu cho B, EL khôn ngoan quy định hợp đồng này được ký giữa người bán là EL và người mua là B nhưng lại kèm thêm một đoạn khá mập mờ là người mua bao gồm cả và liên đới cộng đồng chịu trách nhiệm là bản thân con tàu, chủ tàu-quyền chủ tàu, thuyền trưởng, người quản lý khai thác tàu, người thuê tàu định hạn và thuê tàu trần (Buyer means the vessel supplied and jointly and severally her Master, Owners, Managing Owners/Operators, Disponent Owners, Time Charterers, Bareboat Charterers… ). Hợp đồng bán dầu đơn phương quy định áp dụng luật Hàn Quốc để giải quyết mọi tranh chấp. Sau khi biết tin tàu HT-01 ghé Hàn Quốc, EL đã căn cứ vào điều khoản “khơn ngoan” trong hợp đồng bán dầu nói trên, yêu cầu tòa án sở tại bắt giữ tàu nhằm thực hiện Maritime Lien để yêu cầu chủ tàu HT phải trả khoản nợ tiền dầu mà B chưa trả được. Chủ tàu HT Việt Nam đã cực lực bác bỏ mọi khiếu nại của EL vì cho rằng mình khơng dính líu

100 câu hi v hp đồng vận chun hàng hóa bằng đ-ờng biĨn

và khơng liên quan gì tới hợp đồng mua bán dầu đó. Trong hợp đồng thuê định hạn ký với B cũng quy định rõ việc mua dầu cho tàu trong thời gian thuê định hạn là nghĩa vụ của B. Tại tịa án, EL nói rằng việc máy trưởng ký vào phiếu nhận dầu là bằng chứng nói lên rằng chủ tàu HT cũng là bên mua dầu vì vậy HT có nghĩa vụ phải trả khoản tiền mà B còn nợ EL. Tuy vậy, tòa cho rằng giữa chủ tàu HT và EL khơng có hợp đồng mua bán, vì mọi offer, confirmation giao dịch ký kết hợp đồng chỉ có giữa B và EL, cịn phiếu nhận dầu chỉ là chứng từ nói rằng tàu đã nhận đủ số lượng và chất lượng loại dầu mà B mua, chứ không thể coi là bằng chứng hợp đồng, hơn thế nữa, kể từ khi ký hợp đồng bán dầu cho B, EL không hề cung cấp các văn bản hợp đồng kể cả hóa đơn cho HT mà chỉ tới khi khơng địi được tiền từ B thì mới trưng ra các giấy tờ này. Từ đó tịa cho rằng trong trường hợp này không tồn tại quyền cầm giữ hàng hải (Non-Exhist of Maritime Lien) vì khiếu nại của EL phải được điều chỉnh bởi luật Hàn Quốc trong đó nói rằng phải căn cứ vào luật nơi tòa thụ lý vụ việc (Luật Hàn Quốc), luật nước tàu treo cờ (Bộ luật hàng hải Việt Nam). Theo các luật viện dẫn nói trên thì khiếu nại của EL khơng nằm trong nhóm khiếu nại cho phép bắt tàu để thực hiện quyền cầm giữ hàng hải. Cuối cùng tòa đã bác đơn của EL.

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa b»ng ®-êng biĨn

Phần V

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 133 - 136)