C©u hái vỊ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển C©u hái 64: ThÕ nµo lµ “tùy theo giá trị hàng hóa” trong viÖc

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 96 - 101)

Câu hỏi 64: Thế nào là tựy theo giỏ tr hàng hóa” trong viƯc xác định giới hạn trách nhiƯm cđa ng-êi vËn chun?

Trả lời:

Bộ luật hàng hải Việt Nam (khoản 1, Điều 79) quy định giới hạn tối đa về bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa, có đoạn: “… tùy theo giá trị hàng hóa…”. Đề nghị cho biết thế nào là “tùy theo giá trị hàng hóa” và ai có quyền lựa chọn mức bồi thường?

Để dễ tham khảo, xin nêu đầy đủ khoản 1, Điều 79 Bộ luật hàng hải Việt Nam như sau: “1. Trong trường hợp chủng loại, giá trị của hàng hóa khơng được người gửi hàng, người giao hàng khai báo trước khi xếp hàng hoặc không được ghi rõ trong vận đơn, giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác thì người vận chuyển chỉ có nghĩa vụ bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất khác liên quan đến hàng hóa trong giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính tốn cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hóa hoặc 2 đơn vị tính tốn cho mỗi ki-lơ-gam trọng lượng cả bì của số hàng hóa bị mất mát, hư hỏng tùy theo giá trị hàng hóa. Đơn vị tính tốn quy định trong Bộ luật này là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường”.

Khoản 1 nói trên có tham khảo Cơng ước Hague-Visby Rules - Rule IV, item 5(a) như sau: (a) Unless the nature and

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 209

value of such goods have been declared by the shipper before shipment and inserted in the bill of lading, neither the carrier nor the ship shall in any event be or become liable for any loss or damage to or in connection with the goods in an amount exceeding the equivalent of 666. 67 units of account per package or unit or 2 units of account per kilo of gross weight of the goods lost or damaged, whichever is the higher. Ở đây có một điểm khác cơ bản so với phần tiếng Việt (Khoản 1, Điều 79) là nhóm từ “whichever is the higher” mà lẽ ra phải dịch là “tùy theo mức bồi thường nào cao hơn” thì sẽ khơng gây thắc mắc hay “lăn tăn”gì.

Tuy là “tùy theo mức bồi thường nào cao hơn” nhưng cả hai bên - người vận chuyển và chủ hàng (người giao hàng/người gửi hàng…) đều khơng có quyền lựa chọn sau khi đã tính tốn cụ thể về hai khoản tiền đó. Việc xem xét hai số tiền ở đây là nhằm bảo đảm rằng giới hạn số tiền bồi thường sẽ được xác định trên cơ sở so sánh (hai số tiền) để có được số tiền có giới hạn cao hơn.

Như vậy, số tiền bồi thường phụ thuộc vào việc tính tốn để tìm ra giới hạn trách nhiệm ở mức cao hơn. Cần chú ý là phải căn cứ vào tính chất của hàng hố để xem có “tính tốn” được khơng. Chẳng hạn như, đối với hàng rời (in bulk) thì khơng thể xác định giới hạn trách nhiệm theo kiện (per package) được. Thực tế cho thấy, chủ hàng (người gửi hàng/người nhận hàng…) có quyền và chắc chắn là sẽ đòi bồi thường trên cơ sở theo kiện (per-package) hoặc theo ki- lơ-gam (per-kilo) trọng lượng cả bì với số tiền nào cao hơn. Quyền đòi bồi thường theo kiện chỉ được thực hiện nếu người gửi hàng đã ghi số lượng kiện trong vận đơn. Đây là điều đặc biệt quan trọng. Cần lưu ý trong trường hợp vận chuyển hàng hóa bằng container, nếu khơng ghi lên vận đơn

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

số lượng kiện hàng đóng trong container thì cả container chỉ được tính là một kiện hoặc một đơn vị hàng hóa.

Trong phần dịch Bộ luật hàng hải Việt Nam sang tiếng Anh của cuốn sách "Bộ luật hàng hải Việt Nam - Vietnam Maritime Code", NXB Giao thông vận tải (quý I/2008), trang 158, câu “tùy theo giá trị hàng hóa" được dịch là whichever is the higher. Như vậy, bản tiếng Anh (tuy chỉ có giá trị tham khảo) nhưng lại đúng như Qui tắc Hague-Visby (đã dẫn ở trên) nên dễ dàng thực hiện

Về “kỹ thuật” địi tiền sao cho có lợi hơn, dễ dàng thấy rằng theo quy định của Qui tắc Hague-Visby, Rule IV, item 5(a), khi trọng lượng của một kiện hàng hóa bị mất lớn hơn 333,33 ki-lơ-gam thì địi bồi thường theo mức 2 SDR/kg sẽ có lợi hơn, vì số tiền bồi thường sẽ vượt quá giới hạn tính cho một kiện và ngược lại (khi khối lượng của một kiện hàng hóa bị mất nhỏ hơn 333,33 ki-lơ-gam thì địi bồi thường theo “kiện” sẽ có lợi hơn). Giá trị bồi thường cịn phụ thuộc vào giá trị của đồng tiền chuyển đổi giữa SDR và đồng tiền địa phương.

Ví dụ: Một lơ hàng bị mất và người vận chuyển có đủ các điều kiện để được hưởng giới hạn trách nhiệm đối với lơ hàng đó. Căn cứ vào đơn vị tính tốn theo Bộ luật hàng hải Việt Nam là đơn vị tiền tệ do Quỹ tiền tệ quốc tế xác định và được quy ước là “Quyền rút vốn đặc biệt”, tiền bồi thường được chuyển đổi thành tiền Việt Nam (theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán bồi thường). Giả sử 666,67 SDR tương đương 16 triệu đồng Việt Nam (VNĐ), 2 SDR bằng 47.999, 76 VNĐ, kiện hàng nặng 120kg. Số tiền bồi thường theo kiện sẽ là 16 triệu VNĐ (666,67 DSR/kiện), trong khi theo

100 câu hi v hp đồng vận chun hàng hóa bằng đ-ờng biĨn 211 ki-lô-gam, chưa được 5,8 triệu VNĐ (120kg x 47. 999,76 ki-lô-gam, chưa được 5,8 triệu VNĐ (120kg x 47. 999,76 VNĐ/kg = 5.759.971,20 VNĐ). Như vậy, người vận chuyển phải bồi thường số tiền là 16 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)