Câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 227 vận tải biển đều quản lý vận đơn rất chặt chẽ Người ta co

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 115 - 117)

vận tải biển đều quản lý vận đơn rất chặt chẽ. Người ta coi vận đơn như tờ séc vì, với tờ séc người sở hữu có thể đến ngân hàng rút tiền mặt, thì với vận đơn người cầm giữ hợp thức (B/L Holder in good faith) có thể nhận hàng khi tàu về cảng đích. Nếu quản lý vận đơn không chặt chẽ, người chuyên chở phải gánh chịu hậu quả nặng nề. Các tòa án quốc tế coi việc người chuyên chở giao hàng cho kẻ cầm vận đơn giả cũng tương tự như giao hàng không thu hồi vận đơn gốc. Sau dây là một trường hợp điển hình:

Hãng tàu ML trong một lô hàng chở đến cảng Abidjan và Contonou ở Tây Phi đã giao hàng cho kẻ cầm vận đơn giả. Chủ hàng thật đã kiện ML tại tòa án Anh để đòi bồi thường thiệt hại vì cho rằng hãng tàu đã giao hàng mà không thu hồi vận đơn thật, tức vận đơn gốc. ML lập luận rằng mình được miễn trách nhiệm trong trường hợp này vì Điều 5- 3b mặt sau vận đơn nói rằng “Trong bất cứ trường hợp nào nếu hợp đồng vận chuyển bắt đầu tại cảng xếp hàng và/hoặc kết thúc tại cảng dỡ hàng thì người vận chuyển khơng chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với hư hỏng mất mát hàng hóa vì bất cứ lý do gì trước khi hàng hóa được xếp lên tàu hoặc sau khi dỡ khỏi lan can tàu cho dù hàng hóa thực tế hoặc ngầm hiểu là đã được đặt dưới sự trông nom và bảo quản của người vận chuyển”. Người vận chuyển còn nhấn mạnh thêm, cụm từ “hư hỏng mất mát vì bất cứ lý do gì” đã mang đầy đủ các ý tứ để bao hàm cả việc mất hàng do bị trộm cắp hoặc lừa đảo. Tuy nhiên tòa đã bác bỏ lập luận của ML và phán rằng mất trộm là hàng hóa bị lấy đi khơng có sự đồng ý của người vận chuyển, còn việc giao hàng nhầm cho kẻ lừa đảo là có sự đồng ý của người vận chuyển hoặc nhân viên của họ. Việc giao hàng nhầm cho kẻ lừa đảo đồng nghĩa với giao hàng

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

khơng thu hồi vận đơn gốc. Đây chính là một rủi ro mà người vận chuyển phải gánh chịu và việc giao hàng cho kẻ cầm vận đơn giả là một hành động cố ý không phù hợp với các quyền của người vận chuyển cho dù họ khơng biết được đó là vận đơn giả và đã có sự lật lọng của kẻ lừa đảo. Từ đó tịa kết luận rằng Điều 5-3b không bảo vệ cho ML vì nó khơng bao gồm việc giao hàng nhầm bởi người vận chuyển một khi hàng hóa đã dỡ khỏi tàu cho dù việc giao hàng nhầm như vậy đã xảy ra trong trường hợp khơng xuất trình bất cứ một loại vận đơn nào hoặc khơng có vận đơn gốc chính cống. Điều 5-3b, xét theo nguyên nghĩa của nó, khơng bao gồm việc giao hàng của người vận chuyển cho kẻ lừa đảo. Thậm chí, nếu ngơn từ của điều khoản đó có bao hàm đơi chút ý tứ đó thì nó cũng khơng thích hợp để bênh vực cho người vận chuyển khi giao hàng nhầm cho kẻ lừa đảo, bởi vì nếu hiểu Điều 5-3b theo ý đó thì có nghĩa là người vận chuyển sẽ không phải thi hành nghĩa vụ cơ bản của mình là phải trơng nom bảo quản hàng hóa cẩn thận trước khi giao hàng cho người nhận hàng đích thực theo vận đơn gốc chính cống.

Người vận chuyển không chấp nhận kết luận của tòa và đã kháng cáo lên tòa phúc thẩm, tuy vậy tòa phúc thẩm vẫn y án như tòa sơ thẩm.

Câu hỏi 74: Ai phải chịu trách nhiệm khi đại lý của ng-ời vận chuyển thay đổi ngày ký vận đơn?

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 115 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)