thì các quy định này cũng khơng có gì mâu thuẫn với quy định tại Điều 92 nói trên của Bộ luật hàng hải cũng như Điều 62 của Luật thương mại vì quyền của người gửi hàng, người bán ở đây chỉ là quyền tạm ngưng việc giao hàng đang trên đường vận chuyển cho tới khi nào người mua thanh toán xong tiền hàng cho người bán. Theo Mục 44 của Luật mua bán hàng hóa của Vương quốc Anh 1979 quyền này là một sự mở rộng quyền cầm giữ hàng nhưng thực chất thì nó khơng phải là một quyền cầm giữ hàng hải (Maritime Lien) vì người bán thực hiện quyền này sau khi các quyền về sở hữu hàng hóa đã rời khỏi tay họ và họ chỉ có thể thực hiện quyền này chỉ khi nào xảy ra tình huống mới: người mua chưa chịu thanh toán tiền hàng, nghĩa là thời hạn thanh toán đã đến nhưng người mua khơng có khả năng trả tiền. Theo luật Anh, đây chính là điều kiện tiên quyết để người bán thực hiện quyền stoppage in transitu. Ở Mục 46 của Luật mua bán hàng hóa Vương quốc Anh 1979 đã dẫn trên đây quy định.
Cách thực hiện quyền tạm ngưng việc giao hàng đang trên đường vận chuyển như sau:
1-/ Người bán có thể thực hiện quyền tạm ngưng như trên bằng biện pháp thực tế nào đó giúp anh ta giành lại quyền định đoạt hàng hoặc bằng cách thông báo cho người vận chuyển (hoặc người đang trông coi bảo quản hàng) thực hiện yêu cầu này của mình;
2-/ Thơng báo nói trên có thể đưa trực tiếp cho người thực tế đang trông coi bảo quản hàng hóa hoặc người chủ (Principal) đích thực có quyền ra quyết định về chuyển giao lại hàng hóa;
3-/ Nếu thơng báo nói trên được trao cho Principal, nó sẽ khơng có hiệu lực trừ khi thơng báo đó được trao vào
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển
thời điểm và hoàn cảnh để Principal, với tinh thần và biện pháp khẩn trương hợp lý, có thể truyền đạt kịp thời cho đại lý, người làm cơng của mình ngăn chặn việc giao hàng cho người mua;
4-/ Khi người bán trao thơng báo nói trên cho người vận chuyển hoặc đại lý hay người làm cơng của mình đang trơng nom quản lý hàng hóa thì người vận chuyển phải giao lại hàng hóa đó cho người bán theo yêu cầu và chỉ thị của người bán với điều kiện người bán phải trả các chi phí phát sinh do việc giao lại hàng như vậy.
Theo luật Anh, khi thực hiện quyền nói trên người bán khơng có quyền hủy hợp đồng mua bán mà chỉ thực hiện quyền này như là một biện pháp gây áp lực để buộc mua phải thanh toán tiền hàng cho mình.
Câu hỏi 73: Trách nhiệm của ng-ời vận chuyển đ-ợc xác định ra sao khi giao hàng ở cảng đích cho ng-ời cầm vận đơn giả?
Trả lời:
Luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế đều công nhận vận đơn là chứng từ thể hiện quyền sở hữu hàng hóa (Document of Title). Người cầm giữ vận đơn hợp pháp có thể dùng nó để chiết khấu với ngân hàng vay tiền trước khi hàng về, có thể cầm cố nó như một loại tài sản để xin cấp tín dụng (Đièu 73 Bộ luật hàng hải Việt Nam và British Shipping Law, Vol, 5 Page 107). Chính vì vậy, các cơng ty