Trả lời:
Theo thông lệ pháp luật hàng hải quốc tế cũng như Luật hàng hải của nhiều nước trên thế giới và từ điển hàng hải quốc tế thì thuật ngữ “Người gửi hàng: Shipper” là người hoặc công ty giao kết hợp đồng vận chuyển với các hãng tàu vận chuyển hàng hóa (Liner Conference hoặc Shipping Lines) hoặc với chủ tàu (trường hợp hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến). Khi doanh nghiệp Việt Nam bán hàng theo điều kiện FOB theo Incoterms, người mua ở nước ngoài phải thuê tàu để chở hàng tới cảng đích mà họ chỉ định. Như vậy, người mua ở nước ngoài mới là người gửi hàng đích thực. Tuy vậy, hiếm khi họ có mặt ở Việt Nam để thu xếp việc xếp hàng lên tàu, vì vậy trong phần lớn trường hợp họ đề nghị người bán thay măt họ xếp hàng lên tàu do họ chỉ định, trên cơ sở đó sau khi xếp xong hàng thì người bán lấy vận đơn để đưa ra ngân hàng thanh toán tiền bán hàng (nếu thanh toán bằng L/C). Trong trường hợp này, pháp luật hàng hải quốc tế quy định người bán cũng là một loại người gửi hàng. Tuy nhiên, họ không phải là người gửi hàng đích thực tức là khơng phải người đã ký hợp đồng vận chuyển mà chỉ là người gửi hàng được chỉ định. Ngày nay trong thông lệ quốc tế, người ta gọi người gửi hàng trong trường hợp này là
Documentary Shipper (người gửi hàng hình thức). Trong quá trình xếp hàng lên tàu cũng như sau này nếu có vấn đề gì trục trặc giữa người vận chuyển và người gửi hàng thì phải hiểu rằng đấy là trục trặc với người gửi hàng đích thực, tức là người đã giao kết hợp đồng với người vận chuyển, chứ khơng phải với người gửi hàng hình thức. Điều này cũng có nghĩa là vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa
100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hãa b»ng ®-êng biĨn
người vận chuyển và người gửi hàng đích thực chứ khơng phải người gửi hàng hình thức.
Bộ luật hàng hải Việt Nam, Điều 72, khoản 1 lại quy định “trong trường hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (tức là theo vận đơn hoặc giấy gửi hàng) thì người thuê vận chuyển được gọi là người gửi hàng”. Như vậy đối với hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến (tức hợp đồng thuê tàu chuyến: voyage charter) không rõ ai là shipper? Tiếp đó, khoản 4 của Điều này lại định nghĩa “Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy quyền giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”. Ở đây, có thể hiểu chế định “người giao hàng” áp dụng chung cho cả hợp đồng thể hiện bằng vận đơn và hợp đồng thuê vận chuyển theo chuyến. Vấn đề không rõ là liệu giữa người vận chuyển và “người giao hàng” có quan hệ pháp lý nào khơng? Nếu có thì cơ sở để điều chỉnh là cái gì? Và quan hệ pháp lý giữa người giao hàng và người vận chuyển là gì. Trong ngơn từ Luật hàng hải quốc tế, cho đến nay khơng có khái niệm về “người giao hàng” như quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam. Các doanh nghiệp bán hàng theo điều kiện FOB cũng như các công ty vận tải biển Việt Nam cần lưu ý thích đáng những vấn đề chưa rõ ràng như trên để biết phương hướng giải quyết những rắc rối có thể gặp phải khi thực hiện việc giao hàng cho người mua FOB ở nước ngoài.
100 câu hỏi về hợp đồng vn chuyn hng húa bằng đ-ờng bin 151
Câu hái 44: Trong mua bán hàng hóa quốc tế nên sử dụng vận đơn theo lệnh (Order B/L) hay vận đơn đích danh (Straight B/L) là thÝch hỵp?
Trả lời:
Trong thực tiễn thương mại và hàng hải quốc tế cũng như quy định tại Điều 86 và 89 của Bộ luật hàng hải Việt Nam, căn cứ vào khả năng chuyển nhượng lưu thông (Negotiability) của vận đơn, người ta phân chia vận đơn thành ba loại như sau:
1-/ Vận đơn theo lệnh (Order B/L), 2-/ Vận đơn đích danh (Straight B/L), 3-/ Vận đơn vô danh (B/L to Bearer).
Trong ba loại nói trên, loại thứ ba gần như ít xuất hiện trên thương trường quốc tế. Trong khi đó, loại thứ hai, vận đơn theo lệnh, được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế vì nó là một chứng từ có thể lưu thơng được, và một trong những chức năng của vận đơn loại này nó là chứng từ thể hiện quyền sở hữu hàng hóa (Document of Title) vì vậy ở nhiều nước, người ta có thể sử dụng nó để chiết khấu tại ngân hàng trước khi hàng về hay cầm cố thế chấp vay vốn tín dụng. Trên bề mặt vận đơn theo lệnh, người ta không ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng mà chỉ ghi chữ “theo lệnh: to order”, hoặc ghi rõ theo lệnh của ai đó ví dụ: người gửi hàng, một ngân hàng nào đó, người nhận hàng hoặc của một đại lý nào đó (to order of……). Nếu khơng ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh có đặc điểm là có thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu (Endorsement). Có thể ký hậu