C©u hái vỊ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển 205 Việc phân biệt giữa lỗi quản trị tàu và chăm sóc chu

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 93 - 95)

Việc phân biệt giữa lỗi quản trị tàu và chăm sóc chu đáo hàng hóa trên thực tế là một việc rất khó khăn và ở một chừng mực nào đó, phụ thuộc vào ý chí chủ quan (artificial) của tòa án hay trọng tài như trong vụ “the Caltex”, khi mà quản trị tàu liên quan đến cả tàu và hàng thì tịa đã quyết định đó “lỗi trong việc quản trị tàu!”.

Qua phần trên, có thể thấy, điều khoản miễn trách về lỗi điều khiển hoặc quản trị tàu dễ gây tranh cãi vì nó cho phép người vận chuyển và tàu từ chối trách nhiệm đối với hư hỏng, mất mát hàng hóa, mà trong nhiều trường hợp, rất khó xác định đó có phải là lỗi về điều khiển hoặc quản trị tàu hay khơng. Nhiều tịa án của Anh, Mỹ cho rằng lỗi trong việc quản lý, vận hành các thiết bị chỉ nhằm phục vụ cho hoạt động của tàu thì được coi là lỗi về điều khiển hoặc quản trị tàu. Có thể nói, đây là những lỗi rất “cổ điển” trong ngành hàng hải thương mại, nhưng cho đến nay vẫn được tranh luận rộng rãi trong giới luật sư, thẩm phán, trọng tài viên và còn nguyên giá trị cả về lý luận lẫn thực tiễn.

C©u hái 63: Giới hạn trách nhiệm cđa ng-êi vËn chun đ-ợc quy định nh- thế nào?

Trả lời:

Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm, người vận chuyển còn được quyền giới hạn trách nhiệm khi bồi thường tổn thất, mất mát của hàng hóa. Theo Quy tắc Hague thì trong bất kỳ trường hợp nào người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm về tổn thất, mất mát của hàng hóa vượt quá số tiền 100 Bảng Anh đối với một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa, trừ phi người gửi hàng đã kê khai giá trị của hàng

100 câu hỏi về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đ-ờng biển

hóa đó trước khi xếp hàng lên tàu và giá trị của hàng được ghi rõ trên vận đơn.

Trong Quy tắc Hague-Visby mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển được nâng lên 10.000 Phơ- răng vàng cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa hoặc 30 Phơ-răng vàng cho một kilơgam hàng hóa kể cả bao bì bị tổn thất, tùy theo cách tính nào cao hơn.

Năm 1979, Nghị định thư SDR được thông qua để sửa đổi Quy tắc Hague-Visby, theo đó đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển được đổi thành đồng SDR (Quyền rút vốn đặc biệt - Special Drawing Right) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với mức là 666,67 SDR cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa hoặc 2 SDR cho một kilơgam hàng hóa cả bì bị tổn thất, tùy theo cách tính nào cao hơn. Giới hạn trách nhiệm này được áp dụng cho các nước thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo Quy tắc Hamburg là 835 SDR cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa hoặc 2,5 SDR cho một kilơgam hàng hóa cả bì bị tổn thất, tùy theo cách tính nào cao hơn. Đối với các nước không phải là thành viên Quỹ tiền tệ quốc tế hoặc những nước mà pháp luật cấm sử dụng đồng SDR, thì có thể tính giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo đơn vị tiền tệ MU (Monetary Unit) với mức là 12.500 MU cho một kiện hàng hay một đơn vị hàng hóa hoặc 37,5 MU cho một kilơgam hàng hóa cả bì bị tổn thất, tùy theo cách tính nào cao hơn. Theo quy định, một MU tương đương với 65,5 mg vàng với độ nguyên chất là 900/1.000.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 100 câu hỏi: Phần 2 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)