GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI
Cơ quan cao nhất của Tổ chức Lao động quốc tế là Hội nghị lao động quốc tế, hàng năm tiến hành các kỳ họp của mình. Trong quy trình làm việc của Hội nghị, các đại biểu đại diện cho ba thành phần trên có quyền phát biểu ý kiến và quyền biểu quyết, thảo luận và thông qua các quyết định của Tổ chức Lao động quốc tế.
Ngoài những vấn đề về các công ước và khuyến nghị quan trọng ra, tại Hội nghị lao động quốc tế cũng biểu quyết thông qua ngân sách và biểu quyết thông qua kết nạp thành viên mới. Tổ chức Lao động quốc tế là một tổ chức quốc tế chuyên môn của Liên hiệp quốc. Đứng đầu Tổ chức Lao động quốc tế là 1 Tổng Giám đốc, với nhiệm kỳ 5 năm. Giúp việc Tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và Ban thư ký. Các cơ quan chính của Tổ chức Lao động quốc tế gồm: Hội nghị lao động quốc tế; Hội đồng quản trị; Văn phòng lao động quốc tế (Ban Thư ký); Các văn phòng khu vực; Các uỷ ban cơng nghiệp và các nhóm chun gia; Hai cơ quan hỗ trợ là Trung tâm Đào tạo quốc tế và Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Lao động.
Hội đồng Quản trị quản lý các hoạt động và quyết định chính sách của ILO trong thời gian giữa hai Hội nghị Tổ chức Lao động quốc tế. Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình và ngân sách của Tổ chức Lao động quốc tế để trình Hội nghị thông qua; bổ nhiệm Tổng Giám đốc với nhiệm kỳ 5 năm. Về cơ cấu, Hội đồng quản trị có nhiệm kỳ 3 năm và gồm 56 thành viên chính thức và 66 phó thành viên - các phó thành viên khơng có quyền bỏ phiếu tại Hội đồng quản trị.
Mục tiêu và hoạt động: Tổ chức Lao động quốc tế được thành lập trên cơ sở ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu
nhân đạo (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động); mục tiêu chính trị (đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người sẽ tạo bình ổn xã hội); và mục tiêu kinh tế.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Tổ chức Lao động quốc tế xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế được thể hiện dưới hình thức các Cơng ước và Khuyến nghị. Tính đến năm 2007, Tổ chức Lao động quốc tế đã thông qua tổng cộng 187 Công ước và 197 Khuyến nghị. Trong số 187 Cơng ước trên, có 8 Cơng ước được coi là các Công ước cơ bản tập trung vào 4 lĩnh vực: Tự do lập hội và tổ chức; chống lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em; chống phân biệt đối xử. Các Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế được coi là cơ sở của Bộ luật Lao động quốc tế.
Việc chuyển tải pháp luật lao động quốc tế vào trong hệ thống quy định pháp luật của một quốc gia là một vấn đề đòi hỏi rất khắt khe và đa dạng. Từ việc phê chuẩn đến việc áp dụng chúng là cả một quy trình rất phức tạp và kế đó là sự tác động ảnh hưởng của chúng tới toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia và đến khi triển khai thực hiện trong thực tế liên quan đến quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan.
Từ quan điểm đó, Hiến pháp của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 12) khẳng định tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Bằng hình thức đó, Hiến pháp cho phép, thứ nhất áp dụng các tiêu chuẩn lao động quốc tế, khi được phê chuẩn, đặc biệt là những trường hợp của công ước Tổ chức Lao động quốc tế có sự đảm bảo xã hội cao hơn và thứ hai