GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI T¸C X· HéI
định bởi Liên hiệp quốc, các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, cũng như nhiều học giả trên thế giới.
Từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 6 trong số 8 Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế. Đó là Cơng ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức, Cơng ước số 100 về trả cơng bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một cơng việc có giá trị ngang nhau, Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu, Công ước số 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ước số 98 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
6.2.4. Các tiêu chuẩn lao động quốc tế về quan hệ đối
tác xã hội
Thuật ngữ quan hệ đối tác xã hội đề cập tới mối quan hệ hợp tác tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp diễn ra liên tục giữa các đối tác trong xã hội: người lao động (đại diện của họ), người sử dụng lao động (đại diện của họ) và đại diện của chính phủ. Tổ chức Lao động quốc tế trong nhiều năm đã tạo ra nhiều công cụ pháp lý quốc tế làm nền tảng cho việc thúc đẩy đối thoại, thương lượng tại nơi làm việc. Điều này có sự đồng thuận của ba bên ở cấp quốc tế đối với vấn đề quan hệ đối tác xã hội trong lĩnh vực lao động. Những yếu tố cơ bản của các tiêu chuẩn lao động quốc tế của ILO có liên quan tới mối quan hệ đối tác có thể chia thành các vấn đề cơ bản, bao gồm:
Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tự do hiệp hội; Tiêu
chuẩn lao động quốc tế về thương lượng tập thể; Tiêu chuẩn lao động quốc tế về tham khảo ý kiến và hợp tác ba bên...
- Tiêu chuẩn về tự do hiệp hội được thể hiện trong Công ước số 87 “Quyền tự do hiệp hội và về việc bảo vệ quyền được tổ chức” (1948).
- Tiêu chuẩn về thương lượng tập thể được thể hiện trong Công ước số 98 “Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể” (1949).
- Tiêu chuẩn về tham khảo ý kiến ba bên được thể hiện trong Công ước số 144, năm 1976 “về sự tham khảo ý kiến ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động”.
Ý nghĩa của các công ước trên là gì? Trước hết, lần đầu tiên ở cấp độ quốc tế, quyền được tự do hiệp hội, thành lập tổ chức cơng đồn của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động đã được công nhận và được tôn trọng trong pháp luật của đại đa số các quốc gia trên thế giới.
- Về tự do hiệp hội là nền tảng để hình thành đối tác và phát triển mối quan hệ giữa các đối tác xã hội với nhau. Nguyên tắc này cũng là một phần trong Bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, được thông qua tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 10 tháng 12 năm 1948, cũng khẳng định: “Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (Điều 23 mục 4).
Quyền này được cụ thể hóa và khẳng định trong Cơng ước số 87 (năm 1948) “Quyền tự do hiệp hội và về việc