GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI
như những người là công chức và lao động khác, những người khơng phải là đồn viên cơng đồn... Cụ thể:
- Công ước số 151 “Quyền tổ chức và thủ tục xác định điều kiện làm việc trong khu vực công vụ” (1978) xác nhận việc bổ sung quyền liên kết đối với đối tượng là công chức. Công ước này quy định công chức cũng như những người lao động khác phải được hưởng các quyền dân sự và chính trị thiết yếu cho việc thực thi bình thường quyền tự do cơng đồn, tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về công chức.
- Công ước số 135 (1971) “về bảo vệ những điều kiện thuận lợi đối với đại diện người lao động trong doanh nghiệp”. Công ước này quy định về quyền đại diện của người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức, kể cả những người lao động khơng phải là đồn viên cơng đoàn. Theo quy định, đại diện người lao động phải được bảo vệ, chống lại mọi hành vi gây thiệt hại cho họ, kể cả việc sa thải dựa vào lý do hoạt động tích cực đại diện cho người lao động.
- Tổ chức Lao động quốc tế cũng có các quy định để tạo điều kiện thuận lợi nhằm giúp người sử dụng lao động và người lao động hợp tác chặt chẽ với nhau (Khuyến nghị số 94 năm 1952 “về tham vấn và hợp tác giữa người sử dụng lao động và người lao động ở doanh nghiệp” và Khuyến nghị số 129 năm 1967 “về mối quan hệ giữa chính quyền chuyên môn và người lao động ở doanh nghiệp”).
Công ước số 154 năm 1981 “về xúc tiến thương lượng tập thể” được áp dụng cho tất cả các ngành nghề trong hoạt động kinh tế (ngoại trừ quân đội và công an), nhưng cho
phép áp dụng riêng đối với một số trường hợp đặc biệt (lĩnh vực dịch vụ công).
Công ước cho phép tham khảo ý kiến sơ bộ giữa tổ chức đại diện người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động và làm rõ các biện pháp được thơng qua với mục đích khuyến khích tiến hành thương lượng, không được cản trở hoặc hạn chế sự tự do đối với các cuộc thương lương tập thể. Việc tiến hành thương lượng tập thể được phép với bất kỳ đại diện nào của người lao động miễn là không được làm cho suy yếu quyền của cơng đồn.
Công ước về thúc đẩy các cuộc thương lượng tập thể đồng thời cũng là bước đi tiến trong việc xây dựng quy định pháp luật quốc tế về thực tiễn thỏa ước tập thể. Nó mở rộng đối tượng, buộc nhà nước phải tạo điều kiện cho các cuộc thương lượng tập thể, làm phong phú nội dung của thỏa ước lao động tập thể, mở rộng phạm vi của chúng. Cơng ước cũng khẳng định cơng đồn là một bên, đại diện quyền lợi của người lao động và thay mặt người lao động ký kết thỏa ước tập thể.
Cần lưu ý rằng, các công ước và khuyến nghị của ILO không trực tiếp tuyên bố quyền đình cơng, do ILO xuất phát từ quan điểm từ chối các quy luật về đấu tranh giai cấp, bởi nó tương phản với chính quan hệ đối tác xã hội, là thông qua ký kết thỏa ước và thỏa thuận.
Điều lệ của ILO cũng quy định về việc sửa đổi các quy định khơng cịn phù hợp cũng như bổ sung những nội dung về kiểm tra việc chấp hành (phê chuẩn) các công ước và khuyến nghị. Các cơ chế cũng được thiết lập để xử lý các vi phạm của các quốc gia thành viên không tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế.