194 CHƯƠNG 9 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 97 - 98)

GI¸O TRìNH QUAN Hệ ĐốI TáC XÃ HộI

Khi nghiên cứu về các thỏa thuận cấp địa phương, thấy rằng, các bản thỏa thuận này cũng điều chỉnh những vấn đề như: Tiền lương trong điều kiện cụ thể của địa phương; vấn đề đảm bảo việc làm, phát triển kinh tế, lĩnh vực dịch vụ và hoạt động kinh doanh, vấn đề an toàn, vệ sinh lao động, vấn đề môi trường, vấn đề quan hệ đối tác xã hội...

Trong các văn bản thỏa thuận địa phương, thông thường vấn đề về xác lập mức sống tối thiểu và mức lương tối thiểu ở địa phương được quan tâm nhiều nhất.

Hiện nay, ở Việt Nam các thiết chế quan hệ đối tác xã hội ở cấp địa phương chưa phát triển đầy đủ. Vì vậy, chưa có văn bản thỏa thuận cấp tỉnh, thành phố nào được ký kết. Tuy nhiên, hàng năm đều có sự phối hợp thơng qua ký kết chương trình phối hợp cơng tác giữa cơng đồn địa phương với sở lao động -thương binh và xã hội và chính quyền địa phương nhằm thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoặc tổ chức các cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương với người lao động. Thơng qua đó góp phần đảm bảo đời sống công nhân lao động cũng như góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

9.4. Thỏa thuận ngành

Thỏa thuận ngành (thỏa thuận khung) là văn bản thỏa thuận, thiết lập những điều kiện về tiền lương, đảm bảo xã hội, ưu đãi dành cho người lao động trong ngành. Thỏa thuận ngành cụ thể, chi tiết, tính đến các tình huống khi có sự thay đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp trong ngành, sự tham gia của người lao động trong quá trình cổ phần hóa, các chế độ đào tạo, đào tạo lại nghề cho người lao động...

Mối quan hệ giữa thỏa thuận ngành với thỏa thuận cấp quốc gia, thỏa thuận cấp địa phương được thiết lập theo nguyên tắc, những quy định của thỏa thuận ngành không được làm cho tình trạng của người lao động xấu đi so với những quy định trong bản thỏa thuận cấp quốc gia, cấp địa phương cũng như những quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quan hệ lao động.

Các bên tham gia thỏa thuận ngành là các cơ quan, tổ chức đại diện cho lợi ích của những người sử dụng lao động và tổ chức cơng đồn đại diện cho lợi ích của tập thể người lao động ngành. Số lượng chủ thể của thỏa thuận ngành thông thường là hai chủ thể: Tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động ngành và tổ chức đại diện cho người lao động ngành. Tuy nhiên, cũng có quốc gia cấu tạo cả đại diện chính quyền tương ứng tham gia vào ký kết thỏa thuận ngành, nhưng điều này chỉ xảy ra trong trường hợp nội dung của bản thỏa thuận này có liên quan đến vấn đề chi tiêu ngân sách.

Thỏa thuận ngành được áp dụng cho tất cả những người lao động, ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp, trực thuộc ngành và những người sử dụng lao động ở những doanh nghiệp đó.

Thỏa thuận tập thể ngành có thể được ký kết ở cấp ngành trung ương, cấp liên ngành trung ương và ở cấp ngành của địa phương phù hợp theo cấp độ quan hệ đối tác xã hội của mỗi nước.

Hiệu lực của thỏa thuận ngành do các bên tham gia thỏa ước quyết định. Thông thường thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực từ 1 đến 3 năm.

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)