186 CHƯƠNG 9 CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA QUAN HỆ ĐỐI TÁC XÃ HỘ

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 93 - 94)

GIáO TRìNH QUAN Hệ ĐốI T¸C X· HéI

lực đối với tất cả những người sử dụng lao động và tất cả những người lao động trong quan hệ lao động. Những tiêu chuẩn và điều kiện lao động được xác lập trong thỏa thuận trở thành cơ sở để các đối tác xã hội ở cấp ngành, cấp địa phương và cấp doanh nghiệp thiết lập quyền và trách nhiệm ở cấp mình.

Cơ chế thương lượng và ký kết thỏa thuận ba bên ra đời tại các nước công nghiệp phát triển, là một chế độ điều chỉnh quan hệ lao động ở cấp vi mô, là kết quả của sự thúc đẩy phong trào công nhân quốc tế, là kết quả của sự phát triển nền dân chủ trong hoạt động kinh tế.

Năm 1960 ILO thông qua Khuyến nghị số 113 về thỏa thuận “cấp ngành nghề và cấp quốc gia”, năm 1970 thông qua Công ước số 131 “về ấn định mức lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển” và năm 1976 thông qua Công ước số 144 “về sự tham khảo ý kiến ba bên nhằm xúc tiến việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động”. Các văn bản này của ILO đã thúc đẩy cơ chế tham khảo ý kiến và ký kết thỏa thuận ba bên của các nước phát triển, đồng thời tạo sự hiểu biết lẫn nhau và quan hệ tốt đẹp giữa cơ quan quản lý nhà nước với tổ chức đại diện người sử dụng lao động và người lao động, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện điều kiện lao động và nâng cao mức sống.

- Nội dung của thỏa thuận ba bên cấp quốc gia:

Thỏa thuận ba bên cấp quốc gia bao gồm những nội dung sau:

i) Chính sách kinh tế;

ii) Tiền lương, thu nhập và mức sống của người dân;

iii) Phát triển thị trường lao động và thúc đẩy việc làm; iv) Các đảm bảo xã hội;

v) Điều kiện và an tồn lao động, mơi trường sinh thái... vi) Quan hệ đối tác xã hội, hợp tác giữa các bên, quyền và trách nhiệm;

vii) Cơ chế thực hiện thỏa thuận.

Về chính sách kinh tế, các bên thống nhất những

nguyên tắc cơ bản về chính sách thuế, chính sách về giá và thu ngân sách, đồng thời đưa ra những định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải cách nền kinh tế, giảm tải gánh nặng về thuế và nâng cao mức sống người dân.

Về tiền lương, các bên ghi nhận những vấn đề như: Các

chỉ số cơ bản tiền lương, thu nhập và mức sống người dân. Trong đó, bao gồm nguyên tắc điều chỉnh mức lương tối thiểu chung không được thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phải phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do đó, cần phải dự kiến một cơ chế để điều chỉnh phần tiền lương trong cơ cấu của GDP.

Trong lĩnh vực tiền lương, vấn đề thiết lập mức tiền lương tối thiểu được quan tâm nhất. Bởi vì, nếu có quy định cụ thể mức lương tối thiểu ở cấp quốc gia thì tiền lương mà đơn vị sử dụng lao động trả cho người lao động không thể thấp hơn quy định về mức tiền lương tối thiểu. Đây là một trong những tiêu chuẩn lao động cơ bản, là ranh giới an toàn của xã hội, sử dụng lao động thấp hơn tiêu chuẩn này thì xã hội sẽ không thể chịu đựng nổi, gây nguy hại tới an toàn và làm mất ổn định xã hội.

Về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, các bên thống nhất

Một phần của tài liệu sách quan hệ đối tác xã hội 2019 (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)